MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bí quyết của Peter Thiel: Quyết không làm ăn với 'những người mặc vest'

09-08-2014 - 10:31 AM |

Tỷ phú Peter Thiel cho rằng: "Doanh nhân ăn mặc chỉn chu bảnh bao dưới những bộ vest sang trọng thực chất chỉ là cách nguỵ trang của một nhân viên bán hàng kém cỏi".

Trong cuốn sách “Zero to Hero”, tỷ phú Peter Thiel đã đưa ra lời khuyên đối với lãnh đạo các công ty công nghệ mới khởi nghiệp rằng: “Không nên làm ăn với bất cứ ai mặc vest”. Quy tắc nghe có vẻ vô lý nhưng lại được Peter Thiel vận dụng một cách hoàn hảo. 

Anh cho rằng, đây là chiến lược thông minh và đầy hiệu quả với bất cứ ai có tham vọng khởi nghiệp, dù nó có vẻ không chính thống cho lắm.

Peter Thiel giải thích rằng, một doanh nhân ăn mặc chỉn chu bảnh bao dưới những bộ vest sang trọng thực chất chỉ là cách nguỵ trang của một nhân viên bán hàng kém cỏi. Tôi cho rằng họ đang cố gắng ăn vận bảnh bao để bán những mặt hàng chất lượng thấp. 


Với suy nghĩ đó, quỹ đầu tư của tỷ phú Thiel quy định rằng sẽ từ chối bất cứ lãnh đạo công ty nào ăn mặc nghiêm trang tới buổi giới thiệu, thuyết trình về sản phẩm của họ.


Dù quy tắc có phần khắt khe, nhưng không ai có thể phủ nhận được thành công của quỹ đầu tư do Peter Thiel điều hành. Đây là quỹ tiên phong trong những công ty lớn như Napster, Facebook và Spotify.


Peter viết: “Dĩ nhiên chúng tôi sẽ tránh được nhiều khoản đầu tư xấu nếu như đánh giá phân tích chi tiết về mặt công nghệ của từng công ty. Tuy nhiên, tôi khẳng định việc nhìn vào trang phục của CEO công ty đó là cách dễ dàng và chính xác nhất để đưa ra một quyết định đầu tư đúng đắn”. 


Trong khi đó, từ nhiều năm nay, việc ăn vận chỉn chu đã tồn tại ở thung lũng Sillicon như một phép xã giao “bất thành văn”. Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi, các công ty khởi nghệp ngày càng nhiều, họ hướng đến phong cách ăn mặc tối giản, năng động với áo phông, quần jeans và giày thể thao. 


Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi để trở nên thoải mái, thuận tiện cho trang phục mà còn là sự thay đổi trong suy nghĩ về năng lực và tính chuyên nghiệp trong giới làm ăn kinh doanh.


Cụ thể, thay vì xuất hiện với vẻ ngoại nguỵ tạo, bạn có thể nhìn thấy được sự thật về sản phẩm, con người và việc kinh doanh của họ. Đây là một phần của văn hoá minh bạch, phá cách, thậm chí nổi loạn mà xã hội đang muốn hướng đến. 


Tôi đánh giá cao những người đủ tự tin để ăn mặc “xuề xoà”, dám phá vỡ quy tắc truyền thống. Điều đó chứng tỏ họ là con người độc lập, đổi mới và tràn đầy năng lực.


Các chuyên gia nghiên cứu tại đại học Harvard gọi đây là "hiệu ứng giày sneaker đỏ". Nghiên cứu chỉ ra rằng những giáo sư mặc trang phục thường ngày trong các sự kiện của viện hàn lâm thường được mọi người đánh giá cao hơn. 


Ngoài ra, khảo sát sinh viên cho thấy, họ nghĩ những giáo sư với râu tóc xuề xoà uyên thâm hơn là những người mặc sơ mi và thắt cà vạt.


Điều này đặc biệt ý nghĩa với nền văn hoá vốn chú trọng vào sự tuân thủ luật lệ, quy tắc, giáo điều như hiện nay. Nó đang mở ra con đường mới dẫn đến địa vị cao hơn trong xã hội.


“Thay vì cố nói với cả thế giới rằng bạn giàu có và quyền thế thông qua những bộ trang phục hào nhoáng, hãy chứng minh cho tôi thấy bạn độc lập và thành công đến mức dám ăn mặc phá cách”, Peter viết trong cuốn “Zero to Hero”.


Trong kinh doanh, thành công không chỉ đơn giản là trở nên giàu có, mà nó còn là tạo ra sự khác biệt. 


Ví dụ, trong một buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm, nhà đầu tư mặc áo vest sẽ đánh giá cao người thuyết trình khi anh ta mặc áo vest. Ngược lại, trong một hội nghị kinh doanh, một lãnh đạo đi giày thể thao sẽ đánh giá cao giáo sư đi sneaker đỏ hơn là những người đi giày da bóng lộn. 


Những người tôn thờ sự phá cách và phi truyền thống sẽ dễ đánh giá tích cực về các dấu hiệu này hơn. 


Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại. Sẽ ra sao nếu một ngày tất cả các lãnh đạo đều mặc áo phông, giày thể thao tới cuộc họp hội đồng, bạn sẽ nghĩ ông ấy thực sự cách tân, hay chỉ đang cố “tỏ ra” như vậy? 


Suy cho cùng, quan điểm kinh doanh kể trên của tỷ phú Peter Thiel không nằm ở việc cần phải thay đổi từ sơ mi cà vạt sang áo phông và giày thể thao. Nó chỉ đang nhấn mạnh đến việc sàng lọc ra những cá thể độc đáo, tự chủ và đề cao thực chất hơn vẻ ngoài như tác giả cuốn sách khẳng định mà thôi.


Peter Thiel hiện là nhà đầu tư mạo hiểm, doanh nhân, cựu CEO của Paypal. Anh được biết đến là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng của Facebook và mạnh dạn đầu tư vào công ty mạng xã hội này. Tổng giá trị tài sản của Peter tính đến tháng 3/2014 là 2,2 tỷ USD.


>> Peter Thiel: Đừng học nữa, khởi nghiệp đi!


Phương Linh

vandoan

TheEconomist

Trở lên trên