MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Góc nhìn doanh nhân: Cốt lõi của kinh doanh phân phối là quản trị hàng tồn kho và công nợ

31-07-2013 - 11:35 AM |

Trong một lần trò chuyện gần đây với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Phương, Phó TGĐ phụ trách tài chính của FPT có chia sẻ rằng: nếu như ngân hàng kinh doanh dựa trên việc quản trị rủi ro thì kinh doanh phân phối phụ thuộc lớn vào việc quản trị hàng tồn kho và công nợ.

Đặc thù của lĩnh vực phân phối sản phẩm công nghệ cũng như ngành phân phối nói chung là lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng (công nợ) lớn, chiếm phần lớn tài sản. Cả 2 yếu tố này cần phải được kiểm soát chặt chẽ: đảm bảo lượng hàng tồn kho hợp lý và nắm bắt được tình hình của các khách hàng (nhà bán lẻ) mua hàng trả chậm.

Ông Phương ví von: “dù cho khách hàng có bị sổ mũi mình cũng phải nắm bắt được”.

FPT Trading, đơn vị thành viên của FPT, là một trong những công ty lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm công nghệ như máy tính xách tay, điện thoại.... Doanh thu của lĩnh vực này trong năm 2012 đạt hơn 13.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, các số liệu cụ thể hơn về lĩnh vực phân phối của FPT không được công bố.

Petrosetco PSD, một công ty lớn khác trong lĩnh vực phân phối hàng công nghệ, luôn có hàng tồn kho và công nợ chiếm đến hơn 60% tổng tài sản. Phần còn lại chủ yếu là tiền mặt và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.


Tại ĐHCĐ thường niên năm 2013 của FPT, đại diện một quỹ đầu tư nước ngoài đã nhận định lĩnh vực thương mại (phân phối và bán lẻ) là lĩnh vực rủi ro nhất của FPT và nên bán mảng này đi để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của cả tập đoàn.

Về vấn đề này, ông Phương có chia sẻ rằng ở nước ngoài thường không tồn tại các nhà phân phối sản phẩm công nghệ nên các quỹ ngoại ít hiểu được bản chất của lĩnh vực này.

Khả Hãn

duchai

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên