Để trở thành một nhà quản lý
tài chính giỏi đòi hỏi một quá trình không ngừng học tập, phấn đấu tại nhà trường,
tự học cũng như từ thực tiễn công việc. Có năm nhân tố thiết yếu cần tích luỹ để
có thể trở thành một nhà quản lý tài chính giỏi.
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý
|
Nền
tảng kiến thức vững vàng
Kiến thức được xem là cơ sở gốc rễ để từ
đó phát triển thành một người làm tài chính giỏi và xa hơn là một nhà lãnh đạo bộ
phận tài chính giỏi. Một người giỏi về mở rộng quan hệ mà kiến thức không vững có
thể phát triển lên những vị trí cao nhưng sẽ gặp nhiều thách thức khi ra quyết
định và có khả năng dẫn đến nhiều quyết định sai lầm. Nhiều người lập luận rằng,
để bù đắp hạn chế về kiến thức thì chỉ cần sử dụng các nhà cố vấn. Tuy nhiên, các
cố vấn cũng thường tư vấn những phương án khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau.
Lúc này, nhà tài chính có nền tảng kiến thức tốt sẽ lựa chọn được những tư vấn
sáng suốt.
Kiến thức vững vàng đòi hỏi nhà quản lý
tài chính ngoài việc am hiểu chuyên sâu về tài chính (kế toán, tài chính, thuế,
thị trường tài chính) còn phải có kiến thức tổng hợp ở những lĩnh vực khác cho
phép họ phối hợp tốt với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Những kiến thức
thiết yếu bổ trợ cho người làm tài chính đó là: Phân tích chiến lược (bộ sách
nên đọc là các tác phẩm của Michael. Porter), marketing (các tác phẩm của
Phillip. Kotler) , quản trị sản xuất, nhân sự và kinh tế học.
Am
hiểu về pháp luật kinh tế
Thực tiễn kinh doanh đàm phán, làm việc
với cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán không thể dùng lý luận tài chính để tranh
luận mà phải dựa vào các điều khoản cụ thể của pháp luật. Điều này đòi hỏi người
làm tài chính cần không ngừng tìm hiểu và am tường pháp luật kinh tế tài chính.
Bên cạnh đó, cần có các nhà cố vấn pháp lý bên cạnh để xin ý kiến tư vấn khi gặp
khó khăn. Nhà tài chính không nắm rõ các vấn đề pháp lý có thể gặp phải những rủi
ro lớn khi ra quyết định và thực thi các quyết định tài chính.
Khả
năng ngoại giao và hùng biện
Một người giỏi về chuyên môn nhưng không
thể nói rõ và thuyết phục được người khác sẽ hạn chế đi rất nhiều năng lực của
mình. Bản chất của quản lý tài chính là quản lý các dòng tiền và đằng sau đó là
xử lý các mối quan hệ lợi ích. Do đó, người làm tài chính cần phải là người biết
thiết lập các mối quan hệ hiệu quả, có tài hùng biện và thuyết phục người khác.
Cơ sở để cho các mối quan hệ hiệu quả là dựa trên sự tôn trọng đối tác và mối
quan hệ đó đem lại lợi ích cho đôi bên.
Ngoại
ngữ thành thạo
Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu
vào nền kinh tế toàn cầu, các công dân Việt Nam cũng sẽ trở thành những công
dân toàn cầu. Vì vậy, giao thương với đối tác nước ngoài sẽ là phổ biến và đòi
hỏi việc am hiểu ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ví dụ như: kêu gọi vốn từ các
đối tác chiến lược nước ngoài, phát hành cổ phiếu và trái phiếu quốc tế, quản lý
tài chính các công ty con ở nước ngoài…Do đó, nhà quản lý tài chính cần có khả
năng giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ và đằng sau đó, là việc có hiểu biết về
văn hoá, lịch sử của các đối tác.
Kỹ
năng lãnh đạo, quản lý
Nếu một người làm tài chính giỏi về
chuyên môn nhưng không thể hiện được năng lực quản lý con người và tổ chức thì
sẽ khó có thể được cất nhắc lên các vị trí cao hơn. Do đó, người làm tài chính
cần học tập từ lý thuyết cũng như qua trải nghiệm kỹ năng lãnh đạo và quản lý một
tổ chức. Về lý luận, bộ sách cần đọc là bộ sách quản trị của Peter Drucker, cha
đẻ của quản trị học hiện đại. Năng lực lãnh đạo, quản lý cũng đòi hỏi nhà tài
chính phải am hiểu về các kỹ năng chính trị trong một tổ chức.
Việc tích luỹ các kỹ năng trên là một
quá trình lâu dài qua thông qua cả quá trình học tập trên nhà trường, tự học, học
hỏi kinh nghiệm từ những người làm thực tiễn và qua trải nghiệm trong công việc.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, có lẽ việc thiếu một trong các nhân tố trên sẽ
là không toàn diện đối với đòi hỏi trong công việc của một nhà quản lý tài
chính năng lực.
Tuấn Dương