MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thuê nhân tài: Xem hồ sơ xin việc là chưa đủ

20-08-2014 - 15:15 PM |

Để thuê được nhân tài thực sự, thậm chí hồ sơ xin việc còn được xếp xem sau cùng và chỉ đóng vai trò đối chiếu lại thông tin trong quy trình tuyển dụng.

CafeBiz xin gửi đến bạn đọc series "Tôi đi thuê" gồm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự do đích thân lãnh đạo cao cấp nhiều công ty lớn trên thế giới chấp bút. 

Series "Tôi đi thuê" đăng định kỳ vào thứ tư hàng tuần.


Dưới đây là bài viết chia sẻ về vấn đề làm sao để tối ưu hóa quy trình tuyển dụng của Chuck Blakeman, nhà sáng lập Crankset, tập đoàn cung cấp những lời khuyên và tư vấn tài chính cho những lãnh đạo cấp cao và tập đoàn hàng đầu thế giới.

Hồ sơ xin việc gần như vô dụng

Từ trước tới nay, hầu hết các nhà lãnh đạo đều thực hiện quy trình tuyển dụng theo cách truyền thống đó là kiểm tra CV của ứng viên và đưa ra những đánh giá sơ bộ trước khi tiến hành phỏng vấn.Tuy nhiên hóa ra, hồ sơ cá nhân chưa phải là tất cả và quy trình tuyển dụng của nhiều công ty đang dần trở nên lạc hậu.

Dưới đây là 4 vấn đề quan trọng tạo nên xu thế tuyển dụng mới mang lại hiệu quả đặt biệt cho các nhà lãnh đạo.

Văn hóa và niềm tin trong kinh doanh

Trước khi nhìn vào hồ sơ xin việc, bạn cần phải kiểm tra niềm tin và văn hóa kinh doanh của các ứng viên.

Các thành viên ưu tú sẽ gắn bó với công ty bạn trong tương lai luôn mong muốn tìm được những giá trị mới có ý nghĩa dành cho cuộc sống của họ thông qua công việc họ đang ứng tuyển chứ không phải chỉ đơn giản là vấn đề kiếm tiền. Đối với những người này, công việc, quy trình, nhóm làm việc và kết quả được xem là những trách nhiệm cơ bản và cốt lõi.

Trong khi đó, những nhân viên truyền thống lại quan niệm rằng làm việc chỉ là một hình thức bán thời gian để kiếm tiền. Còn những nhân viên thực sự ưu tú tin rằng họ đi làm để tạo ra một điều gì đó “có ý nghĩa” cho cuộc sống xung quanh.

Tài năng

Không giống như kỹ năng, tài năng là một năng khiếu bẩm sinh và không cần qua dạy dỗ. Có thể kể đến một số năng khiếu như: Khẳ năng giao tiếp, bản tính luôn quan tâm chú ý đến từng chi tiết, khẳ năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm…

Bất kể công việc nào cũng yêu cầu nhân viên có được những tài năng hiếm có đó. Hãy xem vị trí bạn đang tuyển dụng cần những năng khiếu nào và tìm kiếm ứng viên phù hợp. Hãy nhắm đến điều này trước khi đọc tới hồ sơ xin việc của các ứng viên.

Kỹ năng

Kỹ năng của một người cũng không được thể hiện trên hồ sơ xin việc. Bạn không thể kiểm tra kỹ năng họ có thông qua những ghi chép trong hồ sơ xin việc. Ai cũng sẵn sàng cố gắng thể hiện bất kể kỹ năng nào bạn yêu cầu để mong có được công việc (dù nó không có thật).

Vì vậy, với Crankset, tôi luôn tập trung thuê những người tài năng hơn là có kỹ năng. Những người chỉ có kỹ năng mà không có tài năng sẽ rất khó hợp tác trong công việc, ngược lại những người tài năng lại có khả năng tiếp thu tốt và dễ dàng đào tạo để trở thành người có kỹ năng.

Kinh nghiệm

Nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các hồ sơ xin việc đều được ứng viên “tô vẽ” và thường không đúng sự thật. Vì thế, tôi khuyên các nhà tuyển dụng nên dùng hồ sơ xin việc và CV như một tài liệu đối chiếu lại thông tin vào bước cuối cùng của quá trình tuyển dụng. Nó sẽ chỉ đóng vai trò là dữ liệu để bạn kiểm chứng lại những kinh nghiệm mà ứng viên đã nêu mà thôi.

Quy trình tuyển dụng của nhiều công ty hiện nay đang trở nên quá lạc hậu.

Quy trình tuyển dụng gợi ý cần phải tuân thủ các bước như sau:

1. Tìm hiểu về văn hóa và niềm tin trong kinh doanh của ứng viên

2. Tìm hiểu tài năng

3. Tìm hiểu kỹ năng (kiểm tra trực tiếp, không phải xem qua hồ sơ)

4. Tìm hiểu kinh nghiệm  

Trong khi đó, nhiều công ty đang thực hiện quy trình tuyển dụng theo cách truyền thống:

1. Tìm hiểu về kinh nghiệm (Các công ty luôn lo lắng về việc họ cần một người đã có khả năng đảm nhận công việc luôn bởi họ không có thời gian đào tạo).

2. Kỹ năng (Nhà tuyển dụng nghĩ: Hồ sơ xin việc thể hiện họ có rất nhiều kỹ năng tốt, vì vậy họ sẽ làm việc tốt)

3. Tài năng (Hiếm nhà tuyển dụng nào lưu tâm đến vấn đề này)

4. Văn hóa và niềm tin trong kinh doanh (Vấn đề quan trọng nhất nhưng các nhà tuyển dụng luôn nghĩ đến sau cùng).

>> Tại sao không nên người quá thông minh

T.V

vandoan

Theo Infonet/Inc.

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên