MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quảng cáo rượu bia trên ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền?

27-01-2024 - 08:59 AM | Xã hội

Một số ô tô chở khách vẫn thường có những hình thức quảng cáo sản phẩm trên xe trong đó có rượu, bia vậy hành vi này bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại Luật Quảng cáo 2012 thì quảng cáo trên phương tiện giao thông không cần phải xin giấy phép trước khi thực hiện.

Tuy nhiên Điều 29 Luật Quảng cáo 2012 quy định, thương nhân cần gửi hồ sơ lên Sở Văn hóa; Thể thao và Du lịch để được duyệt mẫu quảng cáo trước khi triển khai sản xuất và sử dụng. Ngoài ra, Điều 32 Luật Quảng cáo 2012 quy định quảng cáo trên phương tiện giao thông phải đáp ứng:

1. Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.

2. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.

Điều 7 Luật Quảng cáo 2012; một số sản phẩm không được phép quảng cáo trên ô tô, bao gồm:

1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thuốc lá.

3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên là một trong số sản phẩm không được phép quảng cáo trên ô tô.

Như vậy, rượu hoặc bia có độ cồn từ 15 độ trở lên không được phép quảng cáo trên ô tô. Nếu cố tình thực hiện là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt.

Điều 33 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; quy định mức xử phạt hình vi vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia. Theo đó, phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi; trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia.

Nghị định 117 quy định phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn trên 15 độ và quảng cáo bia; trên phương tiện giao thông; có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu; bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

Mức phạt này áp dụng với hành vi sử dụng vật dụng, hình ảnh; biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia; Quảng cáo trong các sự kiện, trên các phương tiện quảng cáo; sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;

Mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng cũng áp dụng với hành vi quảng cáo không có cảnh báo để phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật; quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử; phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác; mà không có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập; để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.

Bảo Hưng/VTC News

VTC News

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên