QuickTake: Những thuật ngữ kinh tế hoàn toàn mới sinh ra từ Covid-19
Cuộc suy thoái toàn cầu đầu tiên do đại dịch gây ra đã để lại những dấu ấn trong từ điển kinh tế học bằng một số thuật ngữ hoàn toàn mới, và khiến các thuật ngữ mơ hồ đó được đưa ra để "mổ xẻ". Các thuật ngữ này, một số dùng để thể hiện mối quan tâm rằng đâu là những biện pháp, chính sách hiệu quả cho nền kinh tế, một số khác để diễn tả những thách thức và cơ hội phía trước.
- 08-06-2021Kỳ lạ vải thiều Bắc Giang “ngồi” khoang hành khách siêu máy bay vào TP Hồ Chí Minh
- 08-06-2021Từ 1/9, không chỉ lãnh đạo, mỗi nhân sự ở Bộ Thông tin Truyền thông đều có trợ lý
- 08-06-2021The Economist: Liệu các nước nghèo có hưởng lợi từ thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu?
Tái phát thương mại - "Reflation trade"
Tái phát là một giai đoạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xảy ra sau một thời kì bất ổn kinh tế hoặc suy thoái kinh tế, như sự lao dốc của kinh tế toàn cầu trong đại dịch Covid-19. Khi các báo cáo khoa học chỉ ra rằng vaccine phòng Covid-19 sẽ có hiệu quả khi dịch bùng phát vào tháng 11, các công cụ tái phát được khởi động.
Đó là các khoản đầu tư có thể sinh lời và hồi phục mạnh mẽ khi kết thúc một năm phong tỏa ảm đạm như sự vực dậy của liên minh các công ty khai thác du lịch, các hãng vận tải, hàng không và các công ty giải trí.
Tài sản an toàn - "Safe asset"
Nợ Kho bạc Hoa Kỳ từ lâu được coi là tài sản an toàn của thế giới. Loại tài sản này có tính thanh khoản cao, có nhiều kì hạn, và đóng vai trò là tiêu chuẩn cho tất cả các trái phiếu được định giá bằng đồng USD.
Các nhà đầu tư hướng tới tài sản đảm bảo này trong những kịch bản có nhiều biến động và yêu cầu một khoản phí bảo hiểm để giữ các khoản nợ rủi ro hơn. Những nỗ lực nhằm tạo ra đối thủ của châu Âu đối với Kho bạc Hoa Kỳ đã thành công một phần vì hầu hết các khoản nợ đã được bán bởi các quốc gia riêng lẻ có quy mô và sức mạnh kinh tế khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay quỹ giải cứu đại dịch của Liên minh châu Âu đang gây ra sự tiêu tốn lớn nhất từ trước đến nay qua khoản vay chung được hỗ trợ bởi tất cả 27 quốc gia thành viên. Khoảng 900 tỷ EUR (25,1 nghìn tỷ USD) được tạo ra có thể thâu tóm trái phiếu chính phủ Đức.
Các công cụ bình ổn tự động - "Automatic stabilizers"
Các chương trình cứu trợ của chính phủ có thể tự khởi động và chấm dứt không? Các công cụ bình ổn tự động như các chương trình việc làm và phúc lợi mở rộng không thông qua các nhà lập pháp, được xây dựng cho hầu hết các nền kinh tế phát triển trên toàn cầu nhưng mạnh nhất ở Bắc và Tây Âu.
Ngược lại, Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào các chính sách và chương trình đề xuất và ban hành bởi những lãnh đạo tín nhiệm. Một ví dụ là trợ cấp thất nghiệp bổ sung do Quốc hội Mỹ tạo ra vào tháng 3/2020 có tính năng khởi động và chấm dứt khi cần thiết.
Sự container hóa - "Containerization"
Kể từ sự xuất hiện vào năm 1956, container vận chuyển tiêu chuẩn hóa đã đóng một vai trò thiết yếu đối với thương mại toàn cầu.
Thời gian gần đây, đối mặt với khủng hoảng nguồn cung container khi lượng cung không đủ và phân bổ không đồng đều, thương mại quốc tế có cơ hội nhìn lại vai trò, tác động tới hiệu quả và chi phí của container đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Container xChange, một nền tảng trực tuyến có trụ sở tại Hamburg, 25 triệu container trên toàn thế giới tham gia 170 triệu chuyến vận tải hàng hóa và 55 triệu chuyến vận chuyển vỏ container rỗng mỗi năm. Trung chuyển container luôn phải đối mặt với những thách thức như vụ việc kênh đào Suez vào cuối tháng 3/2021 gây nhiễu loạn nghiêm trọng ngành vận tải hàng hải.
Siêu chu kỳ tăng giá - "Supercycle"
Đồng, đậu nành và gỗ xẻ là những mặt hàng thuộc nhóm có cầu cao khi các khu vực trên thế giới thoát khỏi tình trạng hạn chế do đại dịch. Kích thích chi tiêu của các chính phủ có thể đẩy giá cả tăng vọt và xuất hiện siêu chu kỳ tăng giá trên diện rộng về các mặt hàng nguyên liệu thô.
Đã có bốn siêu chu kỳ tăng giá kể từ đầu thế kỷ 20, đều ghi nhận là được thúc đẩy bởi một sự biến đổi về kinh tế xã hội như: công nghiệp hóa tại Mỹ vào đầu những năm 1900, tái cơ cấu toàn cầu vào những năm 30, tái thiết châu Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc từ đầu những năm 2000.
Một số nhà phân tích cho rằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu có thể xúc tiến siêu chu kỳ tăng giá này.
Thuế toàn cầu tối thiểu - "Minimum global tax"
Các công ty từ lâu đã sử dụng những cách sáng tạo, nhưng hợp pháp, để giảm thiểu hóa đơn thuế. Doanh nghiệp có thể đẩy lợi nhuận sang các quốc gia không đánh thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhằm giảm thiểu những hoạt động như vậy của các doanh nghiệp, các ý tưởng và công cụ đã được đặt ra, một trong số đó là đưa ra thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu trên toàn thế giới và viết lại các quy tắc phân bổ doanh thu giữa các quốc gia.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu là 15% củng cố cho nỗ lực kéo dài nhiều năm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nhằm chống lại việc tránh thuế doanh nghiệp. OECD đang thảo luận cân nhắc về tỷ lệ 12,5%.