Quốc gia châu Á chuyển mình ngoạn mục: Từ chỗ bị xa lánh bỗng trở thành điểm sáng trong mắt nhà đầu tư toàn cầu, được lựa chọn để thay thế Trung Quốc
Từng bị xa lánh vì những lo ngại về mức tăng trưởng lợi nhuận yếu ớt, giờ đây Nhật Bản lại trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt các quỹ đầu tư toàn cầu.
- 05-08-2023Mỹ, châu Âu để mắt "kho báu" khổng lồ ở châu Á: Vị trí hết sức đặc biệt, Trung Quốc mặc sức hưởng lợi
- 04-08-2023"Cú sốc" ở quốc gia châu Á: Hàng triệu học sinh 15 tuổi không thể nói một câu tiếng Anh hoàn chỉnh
- 02-08-2023Quốc gia châu Á là “ốc đảo” sinh lời giữa sa mạc toàn cầu, sở hữu 4 lĩnh vực triển vọng được nhà phân tích đặt niềm tin
Nhật Bản đang bỏ Trung Quốc ở lại phía sau trong bối cảnh 2 thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á ra sức cạnh tranh để thu hút dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu thống kê của Goldman Sachs, trong 6 tháng đầu năm, số tiền mà nhà đầu tư nước ngoài rót vào chứng khoán Nhật Bản đã vượt Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017 hiện tượng này xảy ra.
Dù chứng khoán Trung Quốc đã tăng mạnh trong tháng 7, các nhà quản lý quỹ vẫn tiếp tục bán ra cổ phiếu ở Trung Quốc và Hong Kong trong khi mạnh tay mua vào các cổ phiếu Nhật Bản, theo số liệu của Morgan Stanley.
Triển vọng của TTCK Trung Quốc bị bao phủ bởi những lo ngại mang tính dài hạn về đà tăng trưởng kinh tế và căng thẳng địa chính trị với phương Tây.
Trong khi đó, từng bị xa lánh vì những lo ngại về mức tăng trưởng lợi nhuận yếu ớt, giờ đây Nhật Bản lại trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt các quỹ đầu tư toàn cầu. Kể cả sau khi NHTW Nhật Bản (BOJ) điều chỉnh chính sách tiền tệ, các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về đất nước mặt trời mọc bởi họ đang đi tìm một lựa chọn thay thế cho các cổ phiếu Trung Quốc.
Frank Benzimra, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư chứng khoán châu Á của Societe Generale, cho rằng trong tuần cuối tháng 7 đã xảy ra 2 sự kiện lớn là cuộc họp của BOJ và Bộ Chính trị Trung Quốc. Tuy nhiên cả hai đều không làm thay đổi nhận định chứng khoán Nhật Bản sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với Trung Quốc. Bởi ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ của Nhật Bản sẽ diễn ra hết sức chậm rãi, đồng nghĩa đồng yên sẽ không tăng vọt.
Allianz Oriental Income, quỹ đầu tư tập trung vào châu Á với tài sản 1 tỷ USD, gần đây đã phân bổ lại danh mục bằng cách giảm bớt cổ phiếu Trung Quốc và tăng mua cổ phiếu Nhật Bản. Hiện tỷ trọng của chứng khoán Nhật Bản đã lên đến 40%, gấp 5 lần so với Trung Quốc.
Năm vừa qua, quỹ này đạt được lợi suất 14%, cao hơn 96% các quỹ tương tự. Thời điểm cuối năm 2022, tỷ trọng của chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc trong danh mục đầu tư của quỹ lần lượt là 25% và 16%.
Theo MSCI, từ đầu năm đến nay TTCK Nhật Bản đã tăng 21%, cao hơn nhiều so với mức 0,5% của TTCK Trung Quốc. Là thị trường lớn thứ 2 châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc về quy mô, Nhật Bản đã trở thành lựa chọn thay thế hấp dẫn khi mà kinh tế Trung Quốc ngày càng có nhiều dấu hiệu sẽ rơi vào “thập kỷ mất mát” như nước Nhật từng trải qua trước đây.
Vẫn có một số người tỏ ra thận trọng. Kể từ khi lập đỉnh cao nhất 33 năm hôm 1/8, chỉ số MSCI Japan đã giảm 2,7%. Tháng 7 cũng là tháng thứ 7 liên tiếp chỉ số này liên tục tăng điểm. Do đó có lẽ đã đến lúc bước vào thời kỳ điều chỉnh. Hiện chỉ số P/E forward của TTCK Nhật Bản cũng đã lên tới 15 lần, so với mức 10 lần của cổ phiếu Trung Quốc.
Tuy nhiên, Oliver Lee, nhà quản lý danh mục tại Eastspring Investments nhận định: “Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Ngoài ra quốc gia này ở vị thế rất tốt để hưởng lợi từ căng thẳng địa chính trị trong khu vực. Các tập đoàn muốn đa dạng chuỗi cung ứng sẽ yêu thích các công ty Nhật Bản vì họ nổi tiếng có chuyên môn cao về tự động hóa và sản xuất cơ khí”.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp sống thị trường