MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quốc gia EU dự định hủy toàn bộ hợp đồng dầu khí đã ký kết với Nga

23-04-2022 - 16:11 PM | Tài chính quốc tế

Quốc gia EU dự định hủy toàn bộ hợp đồng dầu khí đã ký kết với Nga

Ba Lan - nước thành viên của khối Liên minh châu Âu (EU) - dự định hủy hợp đồng cung cấp dầu với Nga, quan chức trong lĩnh vực năng lượng của nước này cho biết.

Nếu việc chuyển giao dầu của Nga bị cấm, các nhà máy lọc dầu của Ba Lan sẽ có thể chuyển sang một số loại dầu khác, đặc mệnh toàn quyền của Chính phủ Ba Lan về Cơ sở hạ tầng Năng lượng Chiến lược Piotr Naimski nhấn mạnh.

Ông Piotr Naimski, Đặc mệnh toàn quyền của Chính phủ Ba Lan về Cơ sở hạ tầng Năng lượng Chiến lược cho biết Ba Lan cân nhắc việc hủy bỏ các hợp đồng cung cấp dầu đã ký kết trước đó với Nga.

Khi được hỏi liệu Warsaw có kế hoạch hủy hợp đồng cung cấp dầu với Nga hay không, ông Naimski cho biết rằng, đúng là họ có các kế hoạch như vậy. Ông nói: "[Chúng tôi] có ý định hủy các hợp đồng dầu mỏ. Điều này là hoàn toàn thực tế. Bất cứ nước nào sản xuất dầu thô đều có thể là nguồn cung cho Ba Lan."

"Khoảng 26-27 triệu tấn dầu được tinh chế tại các nhà máy lọc dầu Gdansk và Plock của Ba Lan, khoảng 60% lượng dầu này hiện đang chảy từ Nga" và nếu việc giao dầu của Nga bị cấm, các nhà máy lọc dầu của Ba Lan sẽ có thể chuyển sang một số loại dầu khác.

Ông Naimski cho biết: "Điều này tất nhiên sẽ tốn kém, bởi việc thay đổi hợp đồng trong bối cảnh nhiều nước hiện tại cũng đang tìm kiếm các nguồn cung, sẽ khiến giá bị đẩy lên, ít nhất là trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ phải trả giá, cái giá khi tham gia vào xung đột."

Công ty lọc dầu lớn nhất của Ba Lan Orlen có hợp đồng dài hạn về nguồn cung cấp dầu với Tập đoàn dầu khí Rosneft và Tatneft của Nga. Quy định trước đây quy định cung cấp tối đa 300.000 tấn dầu mỗi tháng và hết hạn vào tháng 12 năm 2022, và quy định tiếp đó về việc cung cấp tối đa 200.000 tấn dầu mỗi tháng hết hạn vào tháng 12 năm 2024.

Tất cả nguồn cung cấp dầu của Nga cho Orlen đều chạy qua đường ống. Ba Lan có kế hoạch thay thế dầu của Nga thông qua các hợp đồng với Saudi Aramco, với nguồn cung từ Nigeria, Angola, khu vực Biển Bắc và ngoài khơi Na Uy.


https://soha.vn/quoc-gia-eu-du-dinh-huy-toan-bo-hop-dong-dau-khi-da-ky-ket-voi-nga-20220423110824103.htm

Theo Thúy

Trí thức trẻ

Trở lên trên