Quốc gia này đang bắt kịp với Mỹ để trở thành điểm đến được lựa chọn nhiều nhất của nhân công nước ngoài
Sự cởi mở tương đối của quốc gia này đối với việc nhập cư và sự ổn định chính trị cao của hậu Brexit đã dẫn đến sự hấp dẫn ngày càng tăng của nước này đối với các nhân công nước ngoài.
- 13-02-2018Lao động Đức chỉ cần làm 5,6 tiếng mỗi ngày
- 31-01-2018Amazon, Berkshire và JPMorgan sẽ cùng nhau mở công ty dược phẩm để giảm giá thuốc cho người lao động Mỹ
- 25-10-2017Robot ở nhà máy giày Nike và mối đe dọa treo trên đầu những lao động giá rẻ ở châu Á
Mỹ vẫn là lựa chọn hàng đầu về cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố bởi Boston Consulting Group và The Network – công ty tuyển dụng online, Đức đã vượt qua Vương quốc Anh để trở thành điểm đến thứ hai trong danh sách các nơi được lựa chọn nhiều nhất đối với lao động nước ngoài.
Trong số những người trả lời khảo sát cho biết họ sẵn sàng chuyển sang một nước khác để làm việc, 34% cho biết họ sẵn sàng chuyển sang Mỹ, 26% cho biết họ sẽ chuyển đến Đức, 20% cho biết họ sẵn sàng chuyển đến Vương quốc Anh.
Mỹ là điểm đến hàng đầu cho những người ở Châu Mỹ Latinh, vùng Caribe và châu Phi cận Sahara. Tuy nhiên, lời hứa của Tổng thống Trump về việc xây dựng một bức tường ở biên giới phía Nam đã có tác động. Trong năm 2014, Mỹ là điểm đến làm việc hàng đầu ở nước ngoài dành cho người Mexico. Trong báo cáo mới nhất, Hoa Kỳ đứng thứ 2 sau Canada.
Nền kinh tế Mỹ đang trên đà tăng trưởng tốt. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong vòng 17 năm là 3,9% trong tháng Năm. Với chính sách nhập cư "không khoan nhượng" của Tổng thống Trump, có một mối lo ngại ngày càng tăng trong số các nhà kinh tế rằng có thể không có đủ công nhân Mỹ trong nước để lấp đầy khoảng trống của lực lượng lao động vốn trước đây là những người nhập cư.
Toàn cầu hóa và cơ hội tìm kiếm việc làm từ xa đã làm cho những người trong độ tuổi lao động ít có nhu cầu để di chuyển ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng tị nạn của châu Âu, sự tăng trưởng kinh tế của châu Á và sự phục hồi kinh tế của Đông Âu đã ảnh hưởng đến "bản đồ di chuyển toàn cầu", báo cáo cho biết.
Khi nghiên cứu của Boston Consulting Group được thực hiện lần cuối vào bốn năm trước, nhiều nhân công trên toàn thế giới sẵn sàng làm việc ở nước ngoài. Kể từ đó, số lượng nhân công sẵn sàng làm việc ở nước ngoài đã giảm 7%, theo nghiên cứu và khảo sát trên tổng số 366.000 công nhân ở 197 quốc gia.
Tuy nhiên, sự cởi mở tương đối của Đức đối với việc nhập cư và sự ổn định chính trị cao của hậu Brexit đã dẫn đến sự hấp dẫn ngày càng tăng của nước này đối với các nhân công nước ngoài, nghiên cứu của Boston Consulting Group kết luận. Thật vậy, Mỹ không còn là điểm đến phổ biến nhất cho nhân lực từ Ấn Độ, Mexico và Vương quốc Anh.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện ra rằng những người tìm kiếm cơ hội tị nạn lại có tác động kinh tế tích cực đối với các nước thuộc khối Liên minh châu Âu trong khoảng thời gian 30 năm.
Sự gia tăng người di cư đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Đức, theo một báo cáo của Movinga, một công ty về di chuyển tại Đức. Nước Đức có tỷ lệ lao động nước ngoài cao nhất cũng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức gần đây đã đạt 5,2% trong tháng 5, mức thấp nhất kể từ khi thống nhất nước Đức năm 1990. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức Angela Merkel đang chịu áp lực từ các nhà lãnh đạo châu Âu khác về chính sách mở cửa nhập cư đã dẫn đến hơn 1 triệu người đã nhập cư vào nước Đức trong ba năm qua.