Quy hoạch lại sản xuất nâng cao giá trị tôm Việt Nam
Ngành tôm cần rà soát quy hoạch, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất để nâng cao giá trị con tôm Việt Nam.
- 19-06-2017Australia chấp nhận tôm chế biến tại Việt Nam sau đó tái nhập khẩu
- 17-06-2017Hỗ trợ người nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên
- 10-06-2017Ninh Bình: Tôm chết chưa rõ nguyên nhân trên diện tích gần 600ha
“Làm thế nào để nâng cao giá trị tôm Việt Nam” là chủ đề của Đối thoại bàn tròn thủy sản do Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Chương trình Quản lý Tổng lý tổng hợp vùng ven biển, Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (ICMP-GIZ) tổ chức ngày 21/6, tại thành phố Cần Thơ. Hơn 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp sản xuất giống, thức ăn, hiệp hội và nông dân nuôi tôm tại ĐBSCL tham dự.
Tôm là sản phẩm có vị trí rất quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. với giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 3 tỷ USD, tạo ra khoảng 2 triệu việc làm, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội.
Đối thoại bàn tròn làm thế nào để nâng cao giá trị tôm Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nghề nuôi tôm ở Việt Nam trở nên tiềm năng bậc nhất trong ngành nông nghiệp với thị trường rộng lớn, khả năng sản xuất và mở rộng vùng nuôi. Tại Việt Nam, vùng ĐBSCL là nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để tập trung phát triển thành vùng sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm của cả nước.
Tuy nhiên, bất cập của ngành tôm hiện nay là quy mô sản xuất nhỏ, manh mún nên chưa đáp ứng được các điều kiện về năng suất và sản lượng tập trung để thúc đẩy liên kết. Một nghịch lý còn tồn tại là giá thành tôm nuôi ở Việt Nam luôn rất cao (so với các nước cạnh tranh chính như Ấn Độ, Thái Lan…) do chi phí đầu vào vẫn ở mức cao. Chính điều này đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành tôm Việt Nam.
Ông Trần Đình Luân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng, để ngành tôm tăng trưởng một cách bền vững thì cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, tập trung vào những mô hình nuôi phù hợp để giảm thiểu rủi ro cho người dân. Rà soát lại quy hoạch để triển khai tiến bộ kỹ thuật vào từng loại hình canh tác để phát triển một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác quan trắc và quản lý môi trường, làm sao có những thông tin về môi trường, dịch bệnh và những giải pháp kèm theo làm sao để người dân có những ứng phó và chủ động trong nuôi tôm.
“Để đáp ứng nhu cầu tôm cho thị trường xuất khẩu, quá trình nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngành tôm tích cực động viện người dân tổ chức lại liên kết sản xuất tạo ra những cánh đồng lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiếp cận vật tư đầu vào, giảm giá thành sản xuất và chất lượng được đảm bảo. Ngoài ra, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đầu vào tạo sự kiểm soát tốt, đảm bảo để người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất”, ông Luân nêu rõ./.
VOV