MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quy luật hấp dẫn của cuộc sống: Hạnh phúc sẽ đến khi bạn ngừng than vãn về những khó khăn

02-05-2019 - 22:44 PM | Sống

Cách bạn sống, hành vi ứng xử của bạn sẽ quyết định bạn sẽ gặp ai và cuộc đời bạn sẽ đi về hướng nào.

Quy luật hấp dẫn – một lý thuyết vật lý căn bản mà chắc chắn ai cũng từng học khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Con người cũng giống như những thỏi nam châm sống, tạo ra "sức hút" thông qua cảm xúc và hành vi của mình. Dù muốn hay không, dù vô ý hay cố ý, những hành động của bạn dù là nhỏ nhất sau cùng cũng sẽ hấp dẫn và mang lại vô vàn hệ quả khác.

Chẳng mấy ai thấu hiểu loại năng lực này và cũng vì thế, chẳng mấy ai tốn thời gian học cách kiểm soát dòng suy nghĩ, cảm xúc của mình. Sau cùng, chính những suy nghĩ và hành vi thiếu kiểm soát nói trên là thủ phạm lôi kéo những sự kiện ngoài ý muốn xảy ra liên tiếp trong đời bạn.

Tin hay không tuỳ bạn, nhưng quy luật hấp dẫn thực sự có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống của chúng ta.

Quy luật hấp dẫn liệu có thực sự tồn tại?

Quy luật hấp dẫn của cuộc sống: Hạnh phúc sẽ đến khi bạn ngừng than vãn về những khó khăn - Ảnh 1.

Ấn tích của định luật này có thể được bắt gặp xuyên suốt dòng lịch sử. Nhiều người từ lâu đã tin rằng cách hành xử của một người quyết định cuộc đời của người đó đi về đâu.

Gần đây, một số tác giả truyền cảm hứng như Deepak Chopra, Esther, Jerry Hicks hay Wayne Dyer đã mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về định luật căn bản này thông qua những tác phẩm như “Sức mạnh của chủ đích”, “Hỏi xin gì thứ gì nhận lại thứ đó”, “Quy luật hấp dẫn”.

Bên cạnh đó, “Điều bí mật” cũng là một tác phẩm đáng đọc ủng hộ quan điểm quy luật hấp dẫn dựa trên chiêm nghiệm của vô số lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới. Trong tác phẩm nói trên, chúng ta sẽ thấy một khía cạnh hoàn toàn mới của lý thuyết vật lý cổ điển này: “Con người cho đi thứ gì sẽ nhận lại cái đó”.

Năng lượng, lối sống và sự tương tác

Quy luật hấp dẫn từng khẳng định: “Những gì bạn muốn, muốn bạn”. Tất cả những sự thu hút đều được xây dựng dựa trên năng lượng, lối sống và sự tương tác của bạn. Hiểu đơn giản theo cách đơn giản, những thứ có cùng tần số sẽ cộng hưởng. Tương tự như vậy, bạn truyền đạt cảm xúc gì, hành vi gì tới môi trường xung quanh thì sẽ thu hút và cộng hưởng với những sự kiện, hoặc ai đó có mạch cảm xúc hay hành vi tương tự.

Quy luật hấp dẫn của cuộc sống: Hạnh phúc sẽ đến khi bạn ngừng than vãn về những khó khăn - Ảnh 2.

Những người luôn gửi đi mạch cảm xúc tích cực, yêu thương và trân trọng bản thân, vui vẻ với những người xung quanh sẽ nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng. Trái lại, những người luôn suy nghĩ tiêu cực, đối xử tệ bạc với chính mình sẽ mãi u sầu do họ thu hút về bên mình quá nhiều sự lo âu khác.

Người thông minh, hiền lành, tốt bụng, cởi mở không bao giờ bị thu hút bởi những kẻ nhỏ mọn, tiêu cực, khép kín. Trên đời này, chẳng ai muốn gặp những người hẹp hòi, xấu bụng, tham lam nhưng nếu những tính từ kia miêu tả con người bạn, đó chính là thứ bạn lôi kéo về cuộc sống của mình.

Sự hấp dẫn và thang cấp độ sức khoẻ tâm lý

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe lời những người xung quanh than vãn: “Tôi cũng là người tốt nhưng sao đời cứ bắt tôi gặp kẻ xấu mãi thế? Rút cuộc tôi đã làm gì sai?”.

Khi bạn trân trọng bản thân và chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình, bạn sẽ thu hút những người biết yêu chính mình và mong muốn chia sẻ yêu thương nhiều hơn nhận lại. Bạn sẽ không phải chịu đựng những kẻ thích phán xét, hay đổ lỗi và thích chơi trò đóng giả nạn nhân vô tội. Khi đó, những kẻ này chỉ đơn giản là chẳng có điểm gì hấp dẫn đối trong mắt bạn bởi họ không ở cùng một cấp độ sức khoẻ tâm lý với bạn.

Tất nhiên, nếu muốn có sức khoẻ tâm lý tốt hơn, hãy học cách sống với cảm xúc thật của mình thay vì biện minh hàng ngàn cái cớ để trốn tránh nó; đừng cố dựa dẫm vào người khác, hãy dùng chính sức mình để đạt được cái mình muốn.

Quy luật hấp dẫn của cuộc sống: Hạnh phúc sẽ đến khi bạn ngừng than vãn về những khó khăn - Ảnh 3.

Sau cùng, hãy nhớ rằng, chúng ta vừa là những cá thể độc lập lại vừa có mối liên kết mật thiết với cộng đồng. Cách chúng ta suy nghĩ và hành động có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của các cá nhân khác. Chiều sâu của cảm xúc, hành vi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần mang lại cho chúng ta thứ mình mong muốn.

Hà Lê

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên