Rút phép xăng dầu: Thanh tra bộ nói 'làm đúng luật', doanh nghiệp kêu 'thiếu thuyết phục'
Việc rút phép với 5 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phía Nam đang gây ra những lo ngại bất ổn thị trường - Ảnh: Q.ĐỊNH
Cùng với kiến nghị của Saigon Petro, một số doanh nghiệp trong nhóm 5 doanh nghiệp vừa bị tước giấy phép cũng có đơn kiến nghị tới Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công Thương về quyết định xử phạt của cơ quan thanh tra.
- 05-09-2022Tin vui cho du khách Việt đang chờ đi du lịch Nhật Bản
- 05-09-2022Hà Nội: Những doanh nghiệp nào đầu sổ danh sách nợ thuế?
- 05-09-2022Tiến độ toàn dự án tuyến Metro số 1 đến nay như thế nào?
Theo một doanh nghiệp có đơn kiến nghị, một trong những căn cứ để cơ quan thanh tra ra quyết định xử phạt là do doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện hệ thống phân phối xăng dầu khi bị thanh tra về việc đáp ứng điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2021 và 2022.
Cụ thể, nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu quy định thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu phải có hệ thống phân phối xăng dầu tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu; tối thiểu 40 tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
Qua kiểm tra hoạt động trong năm 2021, doanh nghiệp này có số lượng các tổng đại lý, đại lý bán lẻ ít hơn quy định, còn số lượng các thương nhân nhượng quyền lại lên tới vài trăm đơn vị, song không được xem là nằm trong hệ thống.
Doanh nghiệp này cho hay đã có bản giải trình cho đoàn thanh tra Bộ Công thương về cách hiểu "đại lý", "thương nhân nhượng quyền". Theo đó, doanh nghiệp cho rằng hình thức đại lý bán lẻ và nhượng quyền bán lẻ đều nằm trong hệ thống phân phối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đầu mối.
Vì vậy, doanh nghiệp đã đề nghị đoàn thanh tra ghi nhận hệ thống cửa hàng sở hữu, tổng đại lý, đại lý và các thương nhân nhượng quyền bán lẻ là đều nằm trong hệ thống phân phối của công ty, đáp ứng theo quy định.
Dẫn thêm quy định của nghị định 95 sửa đổi nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ năm 2022, doanh nghiệp này khẳng định hoàn toàn đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định hiện hành. Cụ thể nghị định 95 quy định thương nhân đầu mối cần có hệ thống phân phối xăng dầu tối thiểu gồm 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc thuê; 40 tổng đại lý xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ, thương nhân nhượng quyền bán lẻ.
Do vậy, với tổng quy mô các đại lý, cửa hàng, đơn vị nhượng quyền mà doanh nghiệp đang sở hữu gấp nhiều lần so với quy định, cùng hệ thống cầu cảng, kho chứa, chiếm thị phần lớn trên thị trường, nên việc cơ quan thanh tra thực hiện "hồi tố lại quy định cũ" để làm căn cứ xử phạt và rút giấy phép theo doanh nghiệp là không thuyết phục.
"Quyết định xử phạt được đưa ra như vậy là thiếu thuyết phục và việc hồi tố theo quy định cũ chúng tôi không tán thành. Ngay khi làm việc với đoàn thanh tra, chúng tôi đã có giải trình cụ thể, với một số vi phạm thì chấp nhận việc xử phạt. Cơ quan thanh tra có cho biết sẽ có hình phạt bổ sung nhưng không nêu cụ thể, chứ nếu phạt bổ sung mà rút phép thì hệ lụy khôn lường" - một doanh nghiệp bị tước phép bày tỏ bức xúc.
Một doanh nghiệp khác trong số các doanh nghiệp bị tước giấy phép cho hay cũng sẽ có công văn gửi Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc này. Đến nay, doanh nghiệp cũng chưa nhận được quyết định xử phạt, nên không rõ mức độ xử phạt bằng hình thức tước giấy phép, doanh nghiệp sẽ được hoạt động trong phạm vi nào hay phải dừng mọi hoạt động.
Trong trường hợp doanh nghiệp phải dừng hết mọi hoạt động, vị này cho biết sẽ để lại hệ lụy khôn lường bởi những doanh nghiệp bị rút phép chiếm thị phần lớn khu vực phía Nam, nên sẽ gây bất ổn thị trường. Công ty cũng sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng với các đơn vị cung ứng xăng dầu trong nước và nhập khẩu với khách hàng nước ngoài, do đã ký hợp đồng giao hàng.
Chưa kể những hệ lụy khác như công ty sẽ bị ảnh hưởng tới thanh khoản, không thanh toán đúng hạn từ đó gặp khó khăn về nợ, ảnh hưởng việc làm tới người lao động và nguồn đóng góp ngân sách cho Nhà nước.
Cơ quan thanh tra: Làm đúng theo luật
Liên hệ với cơ quan Thanh tra Bộ Công Thương, một đại diện có thẩm quyền khẳng định "làm đúng theo luật", nhưng chưa có thêm thông tin về các quyết định xử phạt.
Theo một số chuyên gia, từ quyết định xử phạt của cơ quan thanh tra liên quan tới quy định về đại lý, tổng đại lý, cửa hàng, đơn vị nhượng quyền theo quy định của nghị định 95 đang "có vấn đề" khi không quy định rõ liên quan đến đại lý. Bởi đại lý trong lĩnh vực xăng dầu bao gồm nhiều hình thức như đại lý bán lẻ, đại lý nhượng quyền, đại lý mua đứt bán đoạn, đại lý hoa hồng, đại lý bán buôn.
Tuy nhiên, quy định lại không phân biệt rõ các hình thức đại lý này nên khi thanh kiểm tra, hầu hết các doanh nghiệp đều không đáp ứng được yêu cầu của nghị định và được cho là vi phạm quy định như trên.
Tuổi trẻ