Samsung thành lập ban cố vấn cho hoạt động kinh doanh vi mạch để trở thành bá chủ
Ngoài chip nhớ, chip xử lí, Samsung cũng muốn tăng cường ảnh hưởng của mình trên thị trường vi mạch toàn cầu.
- 20-09-2017Bí quyết quản lý của Chủ tịch Samsung: Đào tạo nhân viên trở thành “thiên lý mã”
- 17-09-2017Google mua HTC: Thiệt nhiều nhất sẽ không phải là Apple mà là Samsung
- 08-09-2017iPhone 8 giá 1000 đô: "Cáo già" Tim Cook và sự hỗ trợ tuyệt vời từ... Samsung
- 31-08-2017Samsung gửi thư trấn an nhân viên sau án tù của Lee Jae Yong
- 29-08-20174 điều không tưởng nhất trong vụ kiện của Thái tử Samsung Lee Jae Yong
Trong khi Samsung là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất hiện nay mảng kinh doanh “system-on-chip” (SoC: Hệ thống trên một vi mạch hay có thể gọi "hệ thống trên chip") được coi là tương đối yếu.
Sau khi công ty tách bộ phận sản xuất chất bán dẫn ra khỏi System LSI vào tháng 5 năm ngoái, họ đang cố gắng cải thiện hoạt động kinh doanh bằng cách thành lập một nhóm cố vấn. Hiện tại bộ phận này đang sản xuất chip cho các thương hiệu như AMD và Qualcomm.
Theo nguồn tin từ Business Korea, ban cố vấn cho mảng kinh doanh vi mạch của Samsung sẽ có khoảng 10 thành viên và sẽ được thành lập vào cuối năm nay. Các thành viên của ban này sẽ tổ chức các cuộc họp thường xuyên để bàn các vấn đề liên quan đến việc tăng cường hoạt động kinh doanh. Thị trường vi mạch (foundry market) toàn cầu dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,8% cho đến năm 2021.
Năm ngoái, TSMC đã chiếm 50,6% thị trường vi mạch toàn cầu, trong khi Samsung chỉ chiếm 7,9% thị phần. Samsung đang cố gắng tăng thị phần của mình bằng cách sử dụng công nghệ xử lý 7nm và 8nm để chế tạo chipset. Công ty đã đưa ra quy trình FinnFet 10nm lần đầu tiên vào năm ngoái và sử dụng công nghệ này để sản xuất chipset Exynos 8895 và Snapdragon 835 trong năm nay.