Samsung và các doanh nghiệp FDI ngành điện tử có đóng góp đến 20% GDP Việt Nam?
Theo công bố kết quả kinh doanh năm 2021 của Samsung Việt Nam, doanh thu của doanh nghiệp này đạt 74,2 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, tăng lần lượt 14% và 16% so với năm 2020.
- 24-06-2022Ồ ạt rút BHXH một lần: Không ai về già muốn làm phiền con cháu
- 24-06-2022Long An có 1.144 dự án FDI với tổng vốn hơn 9,8 tỷ USD
- 24-06-2022Câu chuyện “hóa hổ’’ và “sợi chỉ đỏ” kết nối Việt Nam với tri thức và thịnh vượng toàn cầu
Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung Việt Nam là 18 tỷ USD, đạt 102% so với vốn đầu tư được phê duyệt vào năm 2020 là 17,7 tỷ USD.
Tại Việt Nam, Samsung đang vận hành tất cả 6 nhà máy tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP. Hồ Chí Minh, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng. Việt Nam đang vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu và sẽ trở thành trung tâm chiến lược về R&D. Samsung hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều giá trị và đóng góp nhiều hơn cho kinh tế Việt Nam.
Doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD năm 2021, tương đương 20% GDP của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu của Samsung Việt nam đạt 65,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020, tương đương gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, giá trị sản phẩm làm ra ở Việt Nam của Samsung cũng đóng góp vào xuất khẩu khoảng 20%.
Tuy nhiên, con số 20% này có đồng nghĩa với việc Samsung đóng góp 20% vào GDP Việt Nam? Câu trả lời là không.
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện khối doanh nghiệp FDI đạt trên 56,9 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2020 và chiếm gần 99,0% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước. Mặt khác, xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của các doanh nghiệp FDI đạt trên 49,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm trước và chiếm 97,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu điện thoại và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI đạt 20,3 tỷ USD, tăng 31,1% so với năm 2020 và chiếm 94,7% tổng kim ngạch nhập khẩu và nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử của khối doanh nghiệp FDI đạt 69,5 tỷ USD, tăng 22,36% so với năm 2020 và chiếm 92,14% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Như vậy, giá trị tạo ra trong nước đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu như điện thoại, máy tính và linh kiện của khối doanh nghiệp FDI đạt khoảng 16,8 tỷ USD, tương đương khoảng 4,6% GDP Việt Nam.
Ngoài ra, việc sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, tạo việc làm, đóng gói, vận chuyển hàng hoá, sử dụng đất, tài nguyên, văn phòng, nhà xưởng, điện nước sinh hoạt của chuyên gia, đóng thuế... của các doanh nghiệp FDI này cũng có đóng góp vào GDP, nhưng cũng chỉ tương đương với giá trị hàng xuất khẩu (cả khối FDI đóng góp gần 10% GDP từ giá trị thặng dư của hàng xuất khẩu thì cũng đóng góp khoảng 10% GDP từ các hoạt động này).
Mặt khác, cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung giai đoạn 2011 - 2020 bình quân vốn FDI thực hiện hàng năm chiếm khoảng 22 - 23% vốn đầu tư xã hội. Còn về đóng góp vào GDP, khu vực FDI đóng góp vào GDP năm 2010 là 15,15% và năm 2015 là 18,07%.
Đóng góp của toàn bộ doanh nghiệp FDI vào GDP năm 2019 là gần 20%; so với trung bình của thế giới, khu vực FDI đóng góp vào GDP của Việt Nam cao hơn 9,4 điểm % (20% so với 10,6%).
Khu vực FDI nộp ngân sách nhà nước tăng nhanh, năm 2010 đạt 3 tỷ USD, năm 2015 đạt gần 6 tỷ USD, năm 2019 chiếm 20,28% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu).
Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI từ 54,1% năm 2010, tăng lên 70,5% năm 2019 và dự báo 64% năm 2020; liên tục xuất siêu bù đắp nhập siêu của doanh nghiệp trong nước và tạo ra xuất siêu của quốc gia; đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu của Việt Nam diễn ra theo xu hướng ngược với thế giới.