Sản lượng mía nội địa thấp chưa từng có
Theo Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) dự báo thiếu hụt đường trên toàn cầu trong niên vụ 2020/21 sẽ tăng lên 4,8 triệu tấn, nhiều hơn mức 3,5 triệu tấn dự báo trước đây. Sản lượng đường thế giới trong niên vụ 2020/2021 (tháng 10 - tháng 9) sẽ ở mức 169 triệu tấn, thấp hơn mức 171,1 triệu tấn dự báo trước đây.
- 27-02-2021Nhìn lại bức tranh ngành mía đường Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021
- 10-02-2021Áp thuế tạm thời đường mía nhập khẩu từ Thái Lan
Tình hình trong nước cũng không khả quan hơn khi nhu cầu ngày một tăng nhưng sản lượng mía giảm đến mức thấp chưa từng có. Ước tính sản lượng đường từ mía chỉ đạt khoảng 600.000 tấn so với nhu cầu là 2 triệu tấn.
|
Bài toán giữa cung - cầu
Thông tin mới nhất từ Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), thị trường đường thế giới niên vụ 2020 - 2021 sẽ thiếu hụt lên đến 4,8 triệu tấn đường thay vì mức 3,5 triệu tấn như dự báo trước đó do sự sụt giảm sản lượng ở Tây Âu và nhiều quốc gia khác như Iran, Pakistan, Thái Lan,… cùng những tác động từ khủng hoảng logistic toàn cầu.
Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ được dự báo sẽ tăng 2,1% so với vụ trước, ở mức 173,8 triệu tấn. Giá đường thế giới hiện ở mức cao nhất trong 3 năm qua, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá đường trắng tại sàn London kỳ hạn tháng 7 hiện đang ở mức 460 USD/tấn, nếu về đến Việt Nam giá bán sỉ tương đương 17,500 đồng/kg (kể cả thuế và phí). Giá đường thế giới được dự báo còn tăng, có thể lên hơn mức 500 USD/tấn (chưa bao gồm thuế, phí và premium) do nhu cầu tăng mạnh hậu Covid và thiếu hụt nguồn cung.
Tại Việt Nam, tổng nhu cầu tiêu thụ đường hiện khoảng 2 triệu tấn, và theo dự báo, nhu cầu sử dụng đường trong nước sẽ tăng lên 2,5 triệu tấn vào năm 2025.
Theo số liệu thống kê 16/40 nhà máy sản xuất đường còn hoạt động, các nhà máy như nhà máy Trà Vinh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; nhà máy An Khê, nhà máy Phú Yên, nhà máy đường 333 tại khu vực miền Trung Tây Nguyên… đều kết thúc vụ vào giữa tháng 4/2021. Toàn Việt Nam, sản lượng mía ép tổng cộng dự kiến chỉ đạt khoảng 5,5 triệu tấn, ước tính sản xuất ra 600.000 tấn đường và hết vụ sớm vào 30/04/2021. Trong bối cảnh cầu tăng nhưng cung vẫn chưa đủ đáp ứng, dự báo sản lượng mía nội địa năm nay sẽ thiếu trầm trọng, so với nhu cầu tiêu thụ.
Phát hiện trên ghe có 2.000 bao tải chứa 100 tấn đường cát nhập lậu |
Việc thực thi ATIGA đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp ngành đường, cụ thể là khi hàng rào hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường được dỡ bỏ, đường phá giá từ Thái Lan tràn vào Việt Nam. Hệ quả tức thời là đường sản xuất từ mía trong nước không bán được và sinh kế của nông dân trồng mía lập tức bị đe dọa. Diện tích mía ở nhiều địa phương ngày càng sụt giảm mạnh, nhiều nông dân đã rời bỏ cây mía chuyển sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương ký Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) với các mặt hàng đường nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan.
Theo đó, mức thuế với đường tinh luyện là 48.88% và đường thô là 33.88%. Đây được xem là đòn bẩy hoàn hảo để ngành đường phục hồi và phát triển. Tuy vậy, chính hàng rào thuế nâng cao dẫn đến đường lậu tràn vào, đường lậu chủ yếu qua đường biên giới Quảng Trị và Tây Nam, nhiều nhất là khu vực Bình Phước, Long An, An Giang và Đồng Tháp… việc ngăn chặn nạn đường lậu là một bài toán khó cần sự chung tay và sự đồng lòng từ các bộ, ban, ngành liên quan, các doanh nghiệp mía đường nội địa, nông dân, người tiêu dùng.
Báo Công Thương