MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sẵn sàng trước thời hạn triển khai kiểm toán nội bộ: Các vấn đề trọng tâm

24-12-2020 - 13:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

Sẵn sàng trước thời hạn triển khai kiểm toán nội bộ: Các vấn đề trọng tâm

Từ tháng 4 năm 2021, các công ty niêm yết cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước sẽ phải triển khai Kiểm Toán Nội Bộ (KTNB) theo nghị định 05/2019/NĐ-CP do chính phủ ban hành từ tháng 1 năm 2019 và có hiệu lực từ tháng 4 năm 2019.

Nghị định 05/2019/NĐ-CP sẽ áp dụng cho năm nhóm các đối tượng doanh nghiệp bao gồm: (1) các công ty niêm yết, (2) doanh nghiệp nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, (3) doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, (4) các đơn vị sự nghiệp công lập; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và (5) các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động Kiểm toán nội bộ.

Theo nghị định, mục tiêu của kiểm toán nội bộ là gì?

Thông qua việc đưa ra một khung pháp lý về KTNB, mục tiêu chính của nghị định 05/2019/ND-CP là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ, tăng cường tính minh bạch của thông tin, cũng như tính hiệu quả và hiệu suất trong quản trị công ty. Theo đó, kiểm toán nội bộ sẽ được thực hiện với mục đích kiểm tra, đánh giá để đưa ra các đảm bảo độc lập, khách quan cũng như khuyến nghị phù hợp cho doanh nghiệp về ba nội dung chính:

Thứ nhất, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết lập và vận hành một cách phù hợp để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của doanh nghiệp. Thứ hai, các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro được đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao. Thứ ba, các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà doanh nghiệp đạt được.

Đâu là các vấn đề trọng tâm đối với doanh nghiệp khi triển khai Kiểm toán nội bộ? 

Dưới đây là một số lưu ý giúp doanh nghiệp có thể từng bước tiếp cận và triển khai hiệu quả Kiểm toán nội bộ và đảm bảo theo yêu cầu của nghị định:

Sẵn sàng trước thời hạn triển khai kiểm toán nội bộ: Các vấn đề trọng tâm - Ảnh 1.

Việc thiết lập và vận hành các chức năng kiểm toán nội bộ tuân thủ theo Nghị định 05/2019/ND-CP là bắt buộc Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nắm bắt và tối ưu hóa những giá trị mà kiểm toán nội bộ có thể mang lại.

Sẵn sàng trước thời hạn triển khai kiểm toán nội bộ: Các vấn đề trọng tâm - Ảnh 2.

Việc ứng dụng hiệu quả chức năng và vai trò của kiểm toán nội bộ vào các mục tiêu hoạt động, kế hoạch và chiến lược công ty có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận diện rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời là động lực nâng cao quản trị công ty và củng cố các quy trình quản trị rủi ro hiện có.

Nội dung do Công ty kiểm toán - tư vấn PwC Việt Nam thực hiện.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên