MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sản xuất quặng sắt thế giới dự báo bước vào chu kỳ tăng

06-09-2021 - 09:33 AM | Thị trường

Sản xuất quặng sắt thế giới dự báo bước vào chu kỳ tăng

Tăng trưởng sản lượng quặng sắt thế giới dự báo sẽ tăng tốc trong những năm tới, “chấm dứt tình trạng trì trệ kéo dài” bấy lâu – do giá quặng sắt giảm xuống thấp nhất một thập kỷ vào năm 2015 (trung bình 55 USD/tấn).

Bộ phận Nghiên cứu về Công nghiệp và Rủi ro của Fitch Solutions mới đây công bố nghiên cứu dự báo tăng trưởng sản lượng quặng sắt từ các mỏ trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ đạt trung bình 3,6%, so với mức -2,3% của 5 năm trước đó. Nhờ vậy, sản lượng quặng sắt thế giới năm 2015 thêm 571 triệu tấn so với 2020. Kết quả đó chủ yếu nhờ sản lượng tăng ở Brazil và Australia.

Công ty khai thác quặng Vale của Brazil có kế hoạch tăng cường phát triển sản xuất, trong khi các công ty khai thác ở Australia, bao gồm BHP Billiton, Rio Tinto và Fortescue, sẽ dùng lợi nhuận để tái đầu tư nhằm mở rộng sản xuất.

Đối với các công ty Trung Quốc, sản lượng quặng sắt dự báo cũng sẽ tăng trở lại trong vòng 3 đến 4 năm tới khi nước này nỗ lực nâng cao khả năng tự cung tự cấp và giảm nhập khẩu từ Australia.

Tuy nhiên, Fitch Solutions cho rằng, do các công ty khai thác của Trung Quốc có chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận ít, có thể khiến sản lượng quặng trong nước của các công ty Trung Quóc giảm. Thay vào đó, các doanh nghiệp nước này sẽ ưu tiên đầu tư vào các mỏ quặng ở nước ngoài, ví dụ như như mỏ Simandou ở Guinea.

Về tương lai xa hơn, vào năm 2025, Fitch Solutions dự kiến ​​giá quặng sắt giảm dần sẽ khiến tốc độ tăng sản lượng chậm dần lạ. Do đó, ự báo tăng trưởng sản xuất quặng trung bình năm giai đoạn 2026 đến 2030 chỉ đạt 1,1%, với mức sản lượng dự kiến ​​sẽ quay trở lại trì trệ vào cuối thập kỷ này.

Sản xuất quặng sắt thế giới dự báo bước vào chu kỳ tăng - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa

Dự báo về sản lượng của từng khu vực

Về sản lượng của Australia, Fitch Solutions dự báo sản lượng quặng sắt sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm 1,8% trong giai đoạn 2021-2025.

Mặc dù chậm hơn đáng kể so với mức tăng trưởng trung bình 3% của 5 năm trước đó, nhưng mức độ 1,8% cũng sẽ giúp sẽ nâng sản lượng hàng năm thêm 88 triệu tấn vào năm 2025 so với mức năm 2020.

"Chúng tôi tin rằng việc Australia có chi phí sản xuất quặng sắt thấp nhất thế giới sẽ tạo ra một nền tảng an toàn chống lại giá giảm trong những năm tới", báo cáo của Fitch Solutions viết.

Trung bình, chi phí sản xuất quặng sắt ở Australia là 30 USD/tấn, so với từ 40 USD/tấn đến 50 USD/tấn ở Tây Phi và 90 USD/tấn ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, tăng trưởng sản xuất dự báo sẽ trì trệ trong dài hạn và Fitch Solutions cho rằng sản lượng của Australia sẽ đạt đỉnh vào giữa thập kỷ này với khoảng 1,3 tỷ tấn. Sự suy giảm sản lượng sau đó sẽ là kết quả của việc giảm số lượng hoặc sản lượng của các mỏ khai thác thấp cấp với chi phí đầu tư cao khi giá quặng sắt giảm.

Tuy nhiên, Fitch Solutions cho rằng nhìn chung xu hướng sản lượng quặng sắt của Australia sẽ vẫn là chi phí sản xuất tiếp tục giảm và sản lượng tăng trong dài hạn.

Về Brazil, Fitch Solutions dự báo tăng trưởng sản xuất quặng sắt của quốc gia này sẽ phục hồi trong những năm tới sau sự suy giảm và đình trệ trong giai đoạn 2018-2020.

Chi phí vận hành thấp, cơ sở hạ tầng của ngành khai thác quặng sắt tốt và sở hữu những mỏ quặng sắt chất lượng cao sẽ là những yếu tố giúp Brazil tăng sản lượng (các nhà máy sản xuất thép Trung Quốc rất ưa chuộng quặng sắt chất lượng cao của Brazil).

Fitch Solutions dự báo sản lượng quặng sắt của Brazil sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 10,6% lên 542 triệu tấn vào năm 2025, so với 397 triệu tấn vào năm 2020.

Tăng trưởng sản xuất của Brazil dài hạn dự báo cũng sẽ chậm lại, và Fitch Solutions dự báo tăng trưởng trung bình hàng năm là 1,8% trong giai đoạn 2026 đến 2030, sẽ đưa sản lượng hàng năm lên 592 triệu tấn vào năm 2030.

"Vụ vỡ Brumadinho đã làm dấy lên một loạt các cuộc điều tra về hoạt động của Vale, dẫn đến việc nhiều người liên quan bị buộc thôi việc, bị phạt tiền, và các cơ sở sản xuất có liên quan bị buộc tạm dừng hoạt động. Thảm họa buộc Vale phải phá hủy nhiều đập chứa chất thải ở thượng nguồn trong 3 năm tới, dẫn tới công suất sản xuất giảm 40 triệu tấn/năm"", Fitch Solutions cho biết.

Kể từ khi Vale ra thông báo về kế hoạch đó, Fitch Solutions cho biết nhiều cơ sở của Vales đã bị ngừng hoạt động, khiến nguồn cung bị gián đoạn thêm nữa. Ví dụ, mỏ Brucutu (công suất khai thác 30 triệu tấn mỗi năm) đã không hoạt động trong 6 tuần, sau đó được phép mở cửa trở lại nhưng chạy không tải trong vài ngày tiếp theo theo một phán quyết khác của Tòa án, trước khi được mở cửa trở lại vào tháng Sáu.

"Chúng tôi kỳ vọng việc giám sát các hoạt động của Vale theo những quy định mới sẽ được tiếp tục thực hiện nghiêm túc trong bối cảnh Chính phủ Brazil đang phải chật vật xử lý vụ thảm họa môi trường chết chóc nhất trong lịch sử quốc gia."

Về Trung Quốc, sản lượng quặng sắt của nước này dự báo sẽ tăng trở lại trong vòng 3 – 4 năm tới, khi quốc gia này nỗ lực để tăng khả năng tự cung ứng nguyên liệu thép.

Fitch Solutions dự báo sản lượng quặng sắt Trung Quốc sẽ đạt đỉnh cao hơn 1 tỷ tấn vào năm 2025, trước khi giảm trở lại.

Tăng trưởng sản lượng sẽ bị cản trở do giá quặng sắt yếu và các quy định về môi trường bị thắt chặt. Ngành quặng sắt của Trung Quốc sẽ ngày càng được củng cố do chi phí khai thác quặng cấp thấp cao.

Các quy định về môi trường ở Trung Quốc cũng sẽ dẫn đến việc loại bỏ dần quặng sắt được sử dụng trong sản xuất thép vì các lò điện hồ quang và thép khử carbon được ưu tiên hơn.

Theo Bloomberg, khoảng 70% sản lượng quặng sắt của Trung Quốc là không kinh tế nếu giá quặng xuống dưới 96 USD/tấn.

Đặc biệt, các công ty khai thác quặng ở các tỉnh như Hà Bắc, Phúc Kiến, Quảng Đông và Tân Cương sẽ gặp khó khăn hơn ở những tỉnh khác nếu giá quặng giảm thấp, bởi chi phí sản xuất ở những tỉnh này cao nhất nước này, liên quan đến các vấn đề về môi trường.

Trong khi đó, tăng trưởng sản lượng quặng sắt của Ấn Độ sẽ được hỗ trợ bởi việc Ngân sách Liên bang và Đạo luật Mỏ & Khoáng sản (Phát triển & Quy định) (MMDR) của nước này loại bỏ thuế xuất khẩu trong đối với quặng cấp thấp, tạo điều kiện sẽ hợp lý hóa việc cấp phép và mở lại các mỏ đã đóng cửa.

Tuy nhiên, mặc dù Đạo luật MMDR sẽ hỗ trợ tăng trưởng sản lượng quặng, nhưng tiền bản quyền được đưa vào Đạo luật sẽ hạn chế tiềm năng tăng trưởng chung của ngành.

Là một phần trong Ngân sách Liên bang của Ấn Độ năm 2016, thuế xuất khẩu đối với quặng sắt cục và quặng sắt mịn có hàm lượng sắt dưới 58% đã giảm từ lần lượt 30% và 10% xuống 0%, nhằm thúc đẩy xuất khẩu quặng từ bang Goa ở phía tây Ấn Độ, nơi Tòa án Tối cao đã dỡ bỏ lệnh cấm khai thác quặng sắt trước đó.

Tuy nhiên, quyết định của tòa án cấp cao nhất của Ấn Độ về việc hủy bỏ tất cả các giấy phép khai thác quặng sắt ở Goa vào tháng 2 năm 2018 sẽ có nghĩa là sản lượng từ bang đó có thể sẽ giảm hơn là tăng.

Do đó, Fitch Solutions dự báo sản lượng quặng sắt của Ấn Độ sẽ tăng từ 174 triệu tấn vào năm 2020 lên 194 triệu tấn vào năm 2030, với mức tăng trưởng sản lượng hàng năm trung bình là 1,1% trong giai đoạn này.

Tham khảo: Mining Weekly

Vũ Ngọc Diệp

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên