MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sáng thức dậy, đánh răng trước hay uống nước trước? Câu trả lời chuẩn từ chuyên gia, hoá ra nhiều người NUỐT vi khuẩn vào cơ thể!

29-11-2021 - 07:16 AM | Sống

Các mảng bám trên răng không thể "làm sạch" chỉ bằng một lần uống nước. Dù có đi nữa, những vi khuẩn có lợi trong ruột cũng sẽ "chữa trị" giúp bạn!

Hầu như ai cũng có thói quen uống một cốc nước vào buổi sáng sau khi thức dậy. Có người cho rằng làm như vậy có thể thải các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài, cũng có người cho rằng uống nước lúc này giúp dưỡng da để có được một làn da mịn màng.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến trái chiều nghĩ rằng uống nước khi chưa súc miệng có thể khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng tràn vào dạ dày.

Điều này có đúng hay không?

Sáng thức dậy, nên đánh răng trước hay uống nước trước?

Đúng thật là như vậy, có tới hơn 700 loại vi khuẩn trong miệng chúng ta, con số này tính về số lượng thì có khoảng gần 50 tỷ con.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, đánh răng không thể loại bỏ hết tất cả vi khuẩn cùng một lúc.

Theo các chuyên gia cho hay, thực tế, khi mới thức dậy, bạn lựa chọn đánh răng trước hay uống nước trước cũng không có gì khác biệt.

Mấu chốt là hãy giữ cho răng luôn được sạch và khỏe.

Sau một đêm, vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và tạo thành các mảng bám trên răng. Uống một cốc nước lọc cũng không thể rửa sạch mọi vi khuẩn.

Các mảng bám này vô cùng cứng đầu và chỉ có thể làm sạch bằng cách dùng chỉ nha khoa hoặc đánh răng, chứ rất khó dùng một ngụm nước uống để chúng trôi đi hết.

Nói cách khác, dù các mảng bám trên răng bị rửa sạch và trôi xuống đường tiêu hóa đi nữa, thì axit dịch vị và những vi khuẩn có lợi trong ruột cũng sẽ "chữa trị" giúp bạn. Do đó, không cần quá lo lắng hay phân vân giữa việc nên uống nước trước hay đánh răng trước?

Lúc thức dậy uống một cốc nước ấm có lợi gì?

Trước hết, nó sẽ có tác dụng bổ sung nước kịp thời cho cơ thể. Sau một đêm ngủ dậy, cơ thể đã ở trong trạng thái mất nước, nên uống nước giúp cải thiện tình trạng mất nước, làm tăng tốc độ nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống táo bón cũng như cải thiện các vấn đề về đường ruột .

Đối với những người mắc nguy cơ bệnh tim mạch và mạch máu não cao, buổi sáng là thời điểm huyết áp hay tăng bất ngờ, chính vì vậy uống một cốc nước lọc sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tình chuyển biến nặng hơn.

Ngoài ra, uống nước còn có thể làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, khiến não bộ tỉnh táo, giúp cơ thể con người phục hồi năng lượng nhanh hơn.

Sáng thức dậy, đánh răng trước hay uống nước trước? Câu trả lời chuẩn từ chuyên gia, hoá ra nhiều người NUỐT vi khuẩn vào cơ thể! - Ảnh 1.

Nước đun sôi, nước muối nhạt và nước mật ong… Uống loại nào tốt nhất?

Nước muối nhạt

Áp suất thẩm thấu của các ion natri có trong nước muối tương đối cao, điều này thực sự có thể làm cho nước lưu lại trong ruột một thời gian và đóng một vai trò trong việc thúc đẩy nhu động ruột. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả này, hàm lượng ion natri phải cao, nghĩa là bạn phải uống nước muối rất đậm đặc.

Nhưng nếu uống phải nước muối quá đậm sẽ gây buồn nôn, đau bụng, thậm chí là ngộ độc. Nếu đã có hại nhiều hơn lợi, vậy tốt nhất đừng nên sử dụng!

Nước mật ong

Nước mật ong có chứa đường glucoza và đường fructoza, áp suất thẩm thấu cũng cao nên có thể đóng vai trò giữ ẩm cho đường ruột và nhuận tràng.

Nhưng cũng giống như nước muối, hiệu quả chỉ có thể đạt được khi nồng độ rất cao. Đối với những người không dung nạp được đường lactose, uống nước mật ong cũng có thể gây tiêu chảy, vì vậy không nên uống nước mật ong vào sáng sớm.

Sáng thức dậy, đánh răng trước hay uống nước trước? Câu trả lời chuẩn từ chuyên gia, hoá ra nhiều người NUỐT vi khuẩn vào cơ thể! - Ảnh 2.

Nước đun sôi

Nước đun sôi để nguội là nước tự nhiên đã qua lọc sạch, đun sôi, vi sinh vật trong nước đã được diệt sạch, còn chứa canxi, magie và các nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, rất thích hợp để uống một cốc vào buổi sáng.

Uống nước đun sôi để nguội không chỉ có thể bổ sung nước mà còn thúc đẩy quá trình đại tiện trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, nên nhớ không được để nước có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Nước quá nóng sẽ làm bỏng niêm mạc thực quản và niêm mạc dạ dày, dẫn đến niêm mạc phù nề, xung huyết, viêm nhiễm lâu lành. Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại "đồ uống có nhiệt độ trên 65oC" là một trong các chất gây ung thư, có thể gây ung thư thực quản.

Nhưng nếu nước quá lạnh sẽ khiến dạ dày bị kích ứng, gây đau bụng, tiêu chảy và khó chịu.

Khi uống nước, nên uống từ từ, không uống quá nhanh, mỗi lần chỉ nên uống khoảng 200 ml. Uống quá nhiều nước một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và thận.

(toutiao)

Theo Cẩm Thi

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên