"Sát thủ vô hình" nhỏ hơn sợi tóc 30 lần đang ''ăn mòn'' phổi của bạn mỗi ngày: Chuyên gia chỉ ra 4 nhóm đối tượng dễ bị tấn công, kiểm tra xem bạn có nằm trong số đó không
Hiểu đúng và đủ về ô nhiễm bụi mịn sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.
- 26-01-2022Loại rễ "thần dược" lợi đủ đường mà giá lại rẻ như cho: Hạ đường huyết, thanh nhiệt, giải độc gan, trị ho đều được nhưng 5 đối tượng này phải tránh xa
- 26-01-2022Tập thể dục buổi sáng hay buổi tối giúp hạ đường huyết nhanh hơn? Sai lầm 70% người có đường huyết cao đang gặp phải mà không biết khiến bệnh thêm nặng, "rước'' thêm biến chứng vào người
- 26-01-20223 loại thực phẩm là "máy gia tốc" về bệnh gan này nhất định phải tránh: Bớt ăn, nhịn thèm hơn là chịu đau
- 25-01-2022Anh công nhân 27 tuổi xì hơi hơn chục lần mỗi ngày, đi khám thì phát hiện ung thư ruột giai đoạn cuối: Bác sĩ cảnh báo nếu có 4 triệu chứng sau thì phải đến viện ngay kẻo cứu không kịp
Bụi mụn là sát thủ vô tình tàn phá sức khỏe con người. Theo báo cáo, mỗi năm trên thế giới có khoảng 6,67 triệu người tử vong do phơi nhiễm không khí, trong đó có 4,14 triệu ca tử vong do bụi mịn PM2.5. Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí là 1 trong 5 yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong sớm chỉ xếp sau cao huyết áp, hút thuốc, tiểu đường và nguy cơ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng.
Các hạt bụi mịn có kích thước siêu vi, nhỏ chỉ bằng 1/30 sợi tóc. Chúng đặc biệt nguy hiểm bởi chúng không gây ra các vết thương mà mắt thường có thể trông thấy được, mà âm thầm xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn,… thậm chí là ung thư.
Vậy, làm thế nào để nhận biết và phòng ngừa rủi ro từ sát thủ vô hình này?
Bàn về vấn đề này, PGS.TS NGUYỄN HUY NGA, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển môi trường sức khoẻ (CHERAD), Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã có những chia sẻ hữu ích trên sóng Livestream "BẢO VỆ LÁ PHỔI TRƯỚC KẺ THÙ VÔ HÌNH MANG TÊN BỤI MỊN" giúp chúng ta có thể hiểu đúng và đủ về ô nhiễm bụi mịn để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bụi mịn tấn công cơ thể chính là hệ hô hấp phát ra những tín hiệu rõ rệt như khó thở, ngạt mũi, ho, nhiều đờm, hen, tắc nghẽn phế quản...Ngoài ra còn có những triệu chứng âm ỉ trong cơ thể, ảnh hưởng lên hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng như gây ung thư nhưng phải qua một thời gian dài, trải qua các nghiên cứu sâu thì mới có thể phát hiện được.
Nhóm đối tượng nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nhiều nhất của ô nhiễm bụi mịn?
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, ai cũng có thể đối tượng phải chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí bụi mịn, tuy nhiên, có 4 nhóm người cần phải đặc biệt lưu ý, đó là:
- Người cao tuổi: Theo thời gian và tuổi tác, hệ miễn dịch ở người cao tuổi bị suy giảm, họ dễ bị tấn công bởi nhiều loại bệnh. Nếu bị bụi mịn xâm nhập vào phổi nhóm đối tượng này sẽ khiến phổi bị tổn thương, gây ra các triệu chứng như ho, khó thở... đặc biệt những cụ già bị bệnh tắc nghẽn phế quản có thể sẽ dẫn đến trạng thái sức khỏe kiệt quệ hoặc thậm chí là có thể tử vong.
- Trẻ em: Ở nhóm đối tượng này, hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị dị ứng với những yếu tố thời tiết và môi trường. Ngoài ra, trong bụi sẽ kèm theo nhiều yếu tố kim loại nặng, hóa chất hữu cơ, bụi bẩn, phấn hoa... nếu bị thâm nhập vào cơ thể sẽ khiến trẻ nhỏ dễ bị lên cơn hen, sổ mũi, ho kéo dài... rất nguy hiểm.
- Phụ nữ mang thai: Bụi mịn sẽ đi xuyên qua mạch máu và vào bào thai, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Phụ nữ mang thai không nên đi ra ngoài trời khi có những cảnh báo về ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn. Bởi nhóm đối tượng này sẽ cần hít thở nhiều hơn để lấy không khí cho bản thân và con, nên nếu lượng bụi hít vào nhiều và đi vào máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Người có bệnh nền về hệ tim mạch, hệ thần kinh, bệnh thận, bệnh gan: Đối với nhóm người này, chỉ cần vi khuẩn, bụi bẩn trong mụi min đi vào cơ thể cũng có thể làm bùng phát các bệnh có sẵn như động mạch vành, thiếu mãu não, bệnh thận.... và gây tử vong. Vì vậy, cần phải hết sức lưu ý và không thể coi thường sự tấn công đến từ sát thủ vô hình này.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: THỞ THẬT THẢNH THƠI
Xem tất cả >>- Ngón tay có 3 dấu hiệu này là "tiên tri sớm" của bệnh phổi, đi chụp CT ngay nếu không muốn tương lai phải thở máy
- 3 loại thực phẩm “trắng” làm sạch và giữ ẩm phổi hàng đầu, ăn càng nhiều càng tăng cường chức năng
- "1 chậm, 2 lồi, 3 thêm" trên cơ thể cảnh báo ung thư phổi: Tưởng bệnh vặt, không thăm khám sớm có thể làm bạn với máy thở cả đời
- 5 thực phẩm màu trắng nên ăn nhiều trong những ngày dịch bệnh để bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
- 4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt khiến gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư phổi: Điều thứ 2 nhiều nhà khó tránh!