Sau 3 tuổi trẻ thường xuyên nói những câu này chứng tỏ chỉ số EQ rất kém, bố mẹ nên lưu ý sửa chữa kịp thời
Trí tuệ cảm xúc bao gồm nhiều khía cạnh, thái độ đối mặt với thất bại, cách xử lý vấn đề, cách thể hiện cảm xúc và cách sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc.
- 18-08-202010 câu trắc nghiệm kiểm tra chỉ số EQ của Đại học Harvard, hãy xem bạn được bao nhiêu điểm!
- 04-07-2020Thông minh nhưng mãi không thành công: Chỉ số IQ, EQ là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của bạn trong công việc?
- 07-05-20203 câu hỏi phỏng vấn đánh trượt 99% người hiếu thắng, EQ thấp và lười động não: Chỉ còn lại số ít tinh anh có thể vượt qua và được tuyển dụng
Giai đoạn từ 3-6 tuổi là cột mốc rất quan trọng để trẻ hình thành nhân cách cũng như là giai đoạn tốt nhất để phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ. Trí tuệ cảm xúc bao gồm nhiều khía cạnh, thái độ đối mặt với thất bại, cách xử lý vấn đề, cách thể hiện cảm xúc và cách sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc.
Bắt đầu từ 3 tuổi, trẻ đã đi vào giai đoạn phát triển trí tuệ cảm xúc khá mạnh mẽ. Nếu trẻ thường xuyên nói 3 câu này chứng tỏ trẻ có chỉ số EQ khá thấp. Chính vì thế trong lúc này phụ huynh nên quan sát và chú ý đến biểu hiện lời nói của con để kịp thời nhận ra những vấn đề tiềm ẩn và có cách xử lý kịp thời.
"Không phải tại con! Tất cả là lỗi của họ!"
Câu này bộc lộ hai khuyết điểm về nhân cách của trẻ: một là trốn tránh trách nhiệm, hai là thích phàn nàn. Đây là biểu hiện điển hình của trẻ có EQ thấp. Những đứa trẻ này không có tinh thần trách nhiệm, khi gặp vấn đề sẽ không biết cách tìm ra giải pháp mà chỉ muốn trốn tránh hoặc đổ lỗi cho người khác. Đó cũng là đứa trẻ thiếu sự đồng cảm và không biết quan tâm đến cảm xúc của mọi người.
"Con sợ lắm! Con không thể làm được!"
Nhiều đứa trẻ luôn có thói quen ỷ lại vào bố mẹ hoặc sự giúp đỡ của người xung quanh. Mỗi khi gặp vấn đề, phản ứng đầu tiên của trẻ là lo sợ và lẩn tránh. Có thể trong quá trình dạy con, bố mẹ đã quá nghiêm khắc hoặc không tạo cho con có cơ hội để phạm sai lầm và sửa chữa, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin của con. Đứng trước một sự việc, đứa trẻ không dám làm vì sợ sai, sợ xấu hổ, sợ bị la mắng... Tâm lý tự ti có thể bám theo con cả đời, khiến con khó làm được chuyện lớn khi ra xã hội.
"Tất cả là của con! Không ai được đụng vào!"
Một số đứa trẻ có tính chiếm hữu cao từ khi còn nhỏ. Dù ở nhà hay ra ngoài, chúng sẽ không cho người khác chạm bất cứ đồ vật nào mà chúng thích, thậm chí cha mẹ cũng không làm gì được. Đừng cho rằng đây là phản ứng bảo vệ bình thường mà đó chính là biểu hiện của EQ thấp. Trẻ có tính ích kỷ, không biết chia sẻ và chỉ thích giành hết mọi thứ về phần mình có nghĩa là trẻ không thể đối phó với các mối quan hệ giữa các cá nhân và không xem xét cảm xúc của người khác. Trong xã hội, những người ích kỷ như thế này sẽ không nhận được sự nể trọng, không ai muốn kết giao và dần trở nên cô độc.
Mỗi bậc cha mẹ chúng ta đều mong rằng con của mình sẽ là người chu đáo, giỏi giang, biết đối nhân xử thế, ra đường được người lớn yêu thương, được bạn bè đón nhận. Để có được điều này không phải chuyện một sớm một chiều mà đó là cả quá trình phụ huynh phải rèn luyện và hướng dẫn cho con mình phát triển một cách đúng đắn, đặc biệt là quan tâm đến việc phát huy trí tuệ cảm xúc của trẻ.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc