Sau 50 tuổi, tuổi thọ phần lớn liên quan đến 2 điểm này: Hội tụ đủ chứng tỏ sức khỏe dồi dào
Đến giai đoạn này, dù có năng lực đến đâu, mọi người cũng nên sống chậm lại, dành sự chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình.
- 02-07-20229x chia sẻ bí quyết tiết kiệm 50% thu nhập đều đều mỗi tháng
- 01-07-2022Hội chứng "đứa trẻ vàng" do sai lầm nuôi dạy của cha mẹ: Nghe tưởng hay, nhưng bản chất đằng sau mới đáng sợ
- 01-07-202210 điều khiến bạn trở nên “non nớt” trước mặt sếp và đồng nghiệp: Bảo sao làm việc nhiều nhưng không được ghi nhận
Dù ở thời đại nào hay đất nước nào thì việc mưu cầu trường thọ của con người chưa bao giờ dừng lại. Hiện nay do nhu cầu vật chất và tinh thần của con người đã được thỏa mãn ở mức cơ bản, vấn đề sức khỏe lại càng được lưu tâm hơn. Tuổi thọ trung bình đang ngày càng gia tăng, những người sống tới 80 tuổi cũng trở nên phổ biến hơn nhiều so với trước kia.
Tất nhiên, mọi người có quan điểm khác nhau về tuổi thọ. Một số người cảm thấy rằng: Không nhất thiết phải sống lâu, điều quan trọng là phải sống khỏe, sống vui, tận hưởng cuộc sống. Có như vậy, dù không sống tới 100 tuổi, mọi người cũng chẳng cần hối tiếc điều gì.
Thế nhưng, khi cơ thể ngày một già đi, tất cả các chức năng bên trong sẽ dần bị thoái hóa. Răng sẽ rụng, tóc sẽ bạc trắng, xương giòn dễ gãy và khả năng miễn dịch cũng suy yếu. Trong điều kiện như vậy, khó lòng có thể đảm bảo cuộc sống yên vui.
Vậy phải làm gì để “bảo dưỡng” cơ thể tốt hơn, giúp các chức năng có thể tiếp tục vận hành trơn tru thuận lợi? Có 2 điểm sau đây mọi người cần hết sức lưu ý.
Sau 50 tuổi, tuổi thọ phần lớn liên quan đến 2 điểm
Ngủ đúng giờ, không thức khuya - Tránh làm tăng quá trình lão hóa
Theo Express, một nghiên cứu đầu tiên do Trường Y Harvard (Mỹ) thực hiện, đã xem xét hơn 2.800 người từ 65 tuổi trở lên. Kết quả đã cho thấy những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm.
Những cuộc tụ họp bạn bè, tiệc tùng vui chơi, hoặc thói quen lướt điện thoại di động, tăng ca làm việc mỗi đêm thường là lý do khiến nhiều người coi thức khuya, ngủ muộn là chuyện bình thường.
Điều này dẫn đến tình trạng thiếu ngủ kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng làn da mà còn trực tiếp kéo dài thời gian hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hậu quả gây ra là nguy cơ rối loạn nội tiết và tốc độ lão hóa của cơ thể cũng tăng nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ.
Người từ 50 đến 70 tuổi, nếu ngủ 6 tiếng trở xuống mỗi đêm, sẽ bị tăng 30% nguy cơ sa sút trí tuệ. Ảnh: Shutterstock
Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế nguy cơ gây bệnh
Hiện nay ngày càng có nhiều loại món ăn, cách ăn ngon miệng và mới lạ cho mọi người lựa chọn, từ đồ nướng, lẩu, tới hải sản tươi sống… Nhưng đồng thời, chúng ta cũng phải đối mặt với nguy cơ gây bệnh cho cơ thể ngày càng tăng do lựa chọn cách ăn uống, nấu nướng không lành mạnh.
Rất nhiều thực phẩm không có lợi cho sức khỏe nhưng vì ngon miệng, mọi người vẫn sử dụng hàng ngày. Bữa ăn vội vàng, ít giá trị dinh dưỡng và quá giàu chất béo chẳng những không cung cấp giá trị cho cơ thể mà chứa toàn “độc tố” sẽ khiến bệnh tật xâm nhập từ đường miệng.
Khi khẩu phần ăn mỗi ngày không lành mạnh, lượng chất dư thừa tích lũy qua nhiều năm tháng có thể khiến các cơ quan sinh lý gặp vấn đề, từ đó chuyển biến nghiêm trọng và trở thành bệnh lý ung thư.
Đó là lý do mà nguy cơ mắc bệnh không ngừng tăng cao và trẻ hóa, dẫn tới rút ngắn thời gian tuổi thọ.
Sau 50 tuổi, đây là 7 biểu hiện của người trường thọ
1. Làm việc vui vẻ
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, sau tuổi 50, mỗi người sẽ tiếp tục làm việc từ 5 - 10 năm. Đây là giai đoạn quan trọng để tiếp tục tạo ra giá trị tích cực cho xã hội. Đồng thời, thành công trong sự nghiệp góp phần kéo dài tuổi thọ, trong khi một công việc nhàm chán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Sức khỏe của phổi tốt
Phổi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống, liên quan chặt chẽ đến khả năng trao đổi chất và hoạt động của các cơ quan tạng phủ khác nhau của cơ thể.
Để giúp phổi khỏe mạnh hơn, mọi người nên thường xuyên áp dụng các bài tập thở sâu để giảm bớt sự mệt mỏi trong tâm trí, điều hòa hệ thần kinh, giúp con người thư thái và thoải mái.
3. Thói quen ăn uống lành mạnh, thanh đạm
Những người có tuổi thọ cao thường duy trì một thói quen chung, đó chính là ăn uống thanh đạm. Điều này rất phổ biến ở đất nước trường thọ Nhật Bản.
Người Nhật thường xuyên ăn các loại cá, nhiều rau quả để bổ sung đủ protein, axit béo có lợi, vitamin và chất xơ cho cơ thể. Các loại thịt mỡ, các món ăn chế biến nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, cay nóng… đều được hạn chế sử dụng.
Vì vậy, chế độ ăn uống hàng ngày cần hợp lý, nhẹ nhàng sẽ góp phần bảo vệ tốt sức khỏe.
4. Tiêu hóa thông thuận
Muốn sống khỏe thì hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng như bài tiết chất thải diễn ra thuận lợi, không bị ứ khí trong cơ thể. Như vậy mới có thể giảm bớt sự khó chịu về thể chất và tốt cho cả sức khỏe lẫn tuổi thọ.
5. Mạch đập bình thường
Thông thường, nhịp tim của người bình thường từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút, đều đặn và nhẹ nhàng có lực. Điều này chứng tỏ hệ thống tim mạch hoạt động tốt, cơ chế tuần hoàn bình thường. Nếu đập quá nhanh hay quá chậm đều là biểu hiện không tốt.
6. Tai dày và to, khỏe mạnh
Theo Đông y, tai là nơi có sự kết nối với hầu hết các cơ quan tạng phủ quan trọng. Khi ngũ tạng khỏe thì tai cũng tốt. Những người có vành tai to và dày là biểu hiện của thận khí đầy đủ.
7. Đôi mắt trong và sáng
Những người có đôi mắt sáng trong thường có đủ thận khí, trí lực tốt, tinh thần sung mãn, là đặc điểm cho thấy khả năng họ có sức khỏe tốt, sống lâu hơn.
*Theo Net Ease
Trí Thức Trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"