MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 'bão' COVID-19, doanh nghiệp bứt tốc nhờ chuyển đổi số

29-05-2022 - 13:12 PM | Kinh tế số

Sau 'bão' COVID-19, doanh nghiệp bứt tốc nhờ chuyển đổi số

Sự nhanh nhạy của doanh nghiệp trong đại dịch, chớp cơ hội chuyển đổi số, thích nghi với điều kiện bình thường mới đã giúp họ vượt qua những khó khăn chưa từng có. Hậu đại dịch, chuyển đổi một lần nữa phát huy tác dụng, góp phần tích cực giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở lại quỹ đạo, tiếp tục phát triển.

Mang tất cả lên không gian số

Đại dịch COVID-19 là cuộc sàng lọc khắc nghiệt với doanh nghiệp. Mỗi tháng, hàng chục nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, còn các doanh nghiệp khác cũng tìm đủ cách xoay sở. Trong mỗi lĩnh vực, doanh nghiệp lại có hướng đi riêng để tồn tại, phát triển, nhưng đều dựa trên mẫu số chung – chuyển đổi số.

Ngân hàng số là một trong những lĩnh vực chuyển đổi mạnh mẽ nhất thời gian qua. Giờ đây, khách hàng chỉ cần chụp ảnh selfie chân dung, cùng với giấy tờ tùy thân … trong khoảng vài phút đã tạo thành công tài khoản ngân hàng. Đã có lãnh đạo ngân hàng tiết lộ, gần 100% tài khoản mở mới được thực hiện thông qua xác thực điện tử. Chuyển đổi số mang đến nhiều tiện ích cho người dùng đồng thời cũng cơ hội để ngân hàng đẩy mạnh phát triển tệp khách hàng của mình khi mà ngày càng có nhiều tiện ích được triển khai.

Sau bão COVID-19, doanh nghiệp bứt tốc nhờ chuyển đổi số  - Ảnh 1.

Ngân hàng số là một trong những lĩnh vực chuyển đổi mạnh mẽ nhất thời gian qua

Ông Ngô Quang Trung, Tổng giám đốc NHTMCP Bản Việt nhận định, chuyển đổi số góp phần tạo thêm các tiện ích cho người dùng thì cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động của người lao động. Như tại ngân hàng này, trong năm 2021 nhờ ứng dụng các giải pháp công nghệ mà doanh nghiệp đã tiết kiệm được hơn 300 tỷ đồng chi phí hoạt động.Từ đó, giúp cho người lao động nâng cao hiệu suất làm việc cũng như tăng thêm nguồn thu nhập. Tiếp nối thành công đó, trong năm 2022, ngân hàng đang tiếp tục triển khai các dự án chuyển đổi số như:triển khai nền tảng số dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, 4 tháng đầu năm nay, thanh toán qua điện thoại di động tăng 97,65% về số lượng giao dịch và 86,68% về giá trị; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021.Ông Ngô Quang Trung, Tổng giám đốc NHTMCP Bản Việt nhận định, chuyển đổi số góp phần tạo thêm các tiện ích cho người dùng thì cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động của người lao động. Như tại ngân hàng này, trong năm 2021 nhờ ứng dụng các giải pháp công nghệ mà doanh nghiệp đã tiết kiệm được hơn 300 tỷ đồng chi phí hoạt động.Từ đó, giúp cho người lao động nâng cao hiệu suất làm việc cũng như tăng thêm nguồn thu nhập. Tiếp nối thành công đó, trong năm 2022, ngân hàng đang tiếp tục triển khai các dự án chuyển đổi số như:triển khai nền tảng số dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Trong xu thế đó, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – Petrolimex đã chính thức thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên phạm vi cả nước với thông điệp “Thanh toán thông minh – Lợi ích đồng hành”.

Ông Lưu Văn Tuyển - Phó Tổng Giám đốc Petrolimex - Trưởng Ban dự án cho biết: “Việc chính thức ứng dụng các giải pháp TTKDTM vào hệ thống CHXD thuộc Petrolimex trên toàn quốc nằm trong chiến lược xây dựng Tập đoàn trở thành Doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, dựa trên các nền tảng công nghệ thông minh, an toàn, đổi mới sáng tạo theo mục tiêu tối ưu hóa chất lượng phục vụ, tiếp tục bồi đắp niềm tin, sự hài lòng của khách hàng; đồng thời, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Petrolimex”.

Sau bão COVID-19, doanh nghiệp bứt tốc nhờ chuyển đổi số  - Ảnh 2.

TTKDTM tiện ích với những chi tiêu phổ biến như xăng dầu


Cần lộ trình dài hạn

Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN thời gian qua đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và lĩnh vực khâu sau như chế biến, vận chuyển, sản xuất phân bón, sản xuất điện... Việc chuyển đổi số trong từng đơn vị thành viên là vấn đề được đặt ra cấp thiết. Một trong những đơn vị đi đầu và thu được kết quả cụ thể trong việc thực hiện chuyển đổi số là Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC).

TS. Ngô Hữu Hải - Tổng giám đốc BIENDONG POC cho biết, để chuyển đổi số thành công, việc đầu tiên phải làm là thay đổi tư duy, nhận thức cho toàn thể người lao động. Muốn làm được như vậy, phải chỉ ra được những lợi ích của chuyển đổi số bằng thực tế. Chuyển đổi số chưa có tiền lệ nên phải lấy tầm nhìn chiến lược thay thế cho kinh nghiệm. Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng lộ trình dài hạn, cách làm phù hợp nhưng phải bám sát thực tiễn. Trưởng dự án chuyển đổi số tốt nhất phải là người đứng đầu đơn vị, để thuận lợi trong công tác định hướng, ra quyết định và chịu trách nhiệm. Kế đến, việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số phải đi từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp; việc gì dễ lan tỏa nhiều, hiệu quả cao thì làm trước; phức tạp, chi phí lớn làm sau. Ngoài ra, cần phải lập đội quân “nòng cốt” để thực hiện chuyển đổi số.

Một minh chứng cho thấy cuộc chạy đua chuyển đổi số đã bước sang một giai đoạn mới, có thể nhìn những thay đổi ở các công ty chứng khoán. Từ năm 2020 thay vì phải đến các quầy giao dịch, một số công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư đăng ký tài khoản, thực hiện giao dịch chứng khoán bằng công nghệ eKYC trên ứng dụng điện thoại.

Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc khối dịch vụ đầu tư, quản lý tài sản Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) nhận định, mặt tích cực của dịch COVID-19 chính là thúc đẩy người dân, doanh nghiệp nhanh chóng ứng dụng các nền tảng số trong hoạt động kinh doanh, phục vụ và tư vấn khách hàng. TVSI cũng nằm trong xu hướng chung của ngành ngân hàng, chứng khoán với việc đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ như KYC, E contract, các ứng dụng đầu tư, các chương trình tư vấn, đào tạo trên nền tảng số….

Điều này giúp TVSI tiếp cận, đón nhận được nhiều khách hàng mới, có sự gia tăng vượt bậc về tài sản quản lý và doanh thu, lợi nhuận. Nhờ chuyển đổi số, mặc dù gặp nhiều khó khăn do COVID-19, nhưng doanh thu năm 2021 của TVSI gấp 2,3 lần so với năm 2020.

Bước sang năm 2022, đặc biệt 6 tháng cuối năm, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh hồi phục, giới phân tích nhận định, dòng tiền sẽ không dễ dãi đổ vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán...

Dù vậy, theo nhiều doanh nghiệp, đây lại là lúc những dự án tốt, đầy đủ pháp lý được dòng tiền đầu tư ưu tiên tìm đến. Theo bà Đinh Thị Ngọc Minh, Chủ tịch Tuấn Minh Group, dù không có hiện tượng đột biến lướt sóng nhưng trong thời gian trước mắt dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản như một kênh giữ tiền an toàn. Nhà đầu tư sẽ tìm đến các dự án đảm bảo tính pháp lý và có hướng đầu tư lâu dài.

Theo PV

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên