Sau buổi họp lớp 30 năm tốt nghiệp Harvard, tôi nhận ra: Người nhiều tiền hạnh phúc hơn những người ít tiền
Chúng tôi là những sinh viên Harvard tốt nghiệp năm 1988. Sau 30 năm ra trường, gặp lại các bạn của mình, tôi đúc kết rằng: bất kể nền tảng học vấn, thu nhập, màu da, tôn giáo, vấn đề sức khoẻ, sự nghiệp hay tình trạng hôn nhân như thế nào, đến một thời điểm nào đó, chúng ta đều quan tâm đến một vài vấn đề nhất định và đó chính là ý nghĩa cuộc sống.
- 30-10-2018Cuộc sống phong phú của thiếu gia mới nhận chức tân chủ tịch CLB Inter Milan - Steven Zhang
- 29-10-2018Ngôi nhà trên núi đẹp như tranh vẽ và cuộc sống bình lặng của cô gái tự nhận mình là "cô bé Lọ Lem"
- 29-10-2018Người hâm mộ xôn xao trước thông tin Thái tử Charles từ bỏ địa vị, Kate sẽ lên ngôi hoàng hậu
1. Chẳng có ai có cuộc đời giống như họ dự đoán, kể cả đó là những người luôn tích cực lên kế hoạch cho cuộc đời họ đến đâu đi chăng nữa.
2. Những người trở thành giáo viên hay bác sĩ có vẻ hạnh phúc với lựa chọn công việc của mình.
3. Nhiều bạn là luật sư có vẻ không hạnh phúc hoặc nóng lòng muốn thay đổi ngành nghề, trừ những người là giáo sư ngành luật.
4. Nhiều bạn làm ngân hàng hay quản lý quỹ đều muốn tìm cách để chia bớt tài sản của họ (một số có kế hoạch cụ thể, một số thì không). Hiện tại, có vẻ nhiều người muốn rời thương trường càng sớm càng tốt để theo đuổi nghệ thuật.
5. Những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật có vẻ rất hạnh phúc và thường thành công nhưng họ có một đặc điểm chung là đều gặp khó khăn ở vấn đề tài chính.
6. Người ta nói rằng tiền không mua được hạnh phúc nhưng trong một khảo sát online của tôi trước ngày gặp mặt lớp, những người có nhiều tiền lại là những người hạnh phúc hơn những người ít tiền.
7. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi, hơn cả tình dục và tiền bạc, đó là được ngủ nhiều hơn.
8. Nhiều bạn học trước đây rất nhút nhát, ấy vậy mà nay lại trở thành các lãnh đạo hội cựu sinh viên, giúp tổ chức buổi họp này và các hoạt động khác.
9. Những người chọn ly hôn có vẻ hạnh phúc hơn sau khi ly hôn. Những người bị ly hôn dường như bất hạnh hơn sau khi ly hôn.
10. Hầu như mọi người đều cảm thấy xấu hổ về bản thân khi họ còn trẻ, nhất là khi buông lời đánh giá một ai đó.
11. Không cần biết ai ở vị trí nào, dù là nghị sĩ, giám đốc doanh nghiệp hay một nhà du hành vũ trụ thì chúng tôi vẫn ngồi lại với nhau và nói cho nhau nghe về khát vọng yêu thương, tự do, được thử thách trí tuệ, làm những nhà lãnh đạo giỏi giang, trong môi trường bền vững, có tình bạn và sự ổn định.
12. Hầu hết đều hạnh phúc với quyết định sinh con và trở thành ba mẹ. Một số người không có con hài lòng với lựa chọn hạnh phúc như vậy; số khác lại cảm thấy phiền lòng vì không có con.
13. Hầu hết đầu gối, hông, vai của chúng tôi đều có dấu hiệu của bệnh tật theo thời gian.
14. Một người uống nhiều rượu hay không, 30 năm sau, người khác sẽ thấy rõ những vết hằn trên mặt họ.
15. Phần lớn phụ nữ biết cách giữ gìn vẻ ngoài giỏi hơn đàn ông. Phần lớn đàn ông giỏi hơn phụ nữ về khả năng kiếm tiền và lãnh đạo.
16. Không đủ điều kiện kinh tế chăm lo cho con cái hay chi trả thời gian nghỉ sinh tác động tới nhiều bạn bè tôi, hầu hết là phụ nữ: sự nghiệp trật bánh, tranh cãi nhiều, áp lực tăng...
17. Ở tuổi 50, mọi người đều cảm thấy nên nói ra sự thật, lời cảm ơn cũng như sự tử tế trước khi quá muộn. Một người bạn đã nói lời cám ơn tôi về một câu chuyện đã diễn ra năm 1984.
18. Những người từng mất con đã học được cách tự vượt qua. Một người bạn của tôi đã nói về cô con gái – cũng là một sinh viên Harvard đã qua đời vào mùa hè năm ngoái: "Đừng buồn vì con bé không còn sống nữa. Mà thay vào đó, hãy thấy biết ơn vì 21 năm qua, con bé đã thực sự tỏa sáng".
19. Những người đã từng hoặc vẫn đang đối mặt với giai đoạn cận tử dường như là những người mong muốn gặp lại bạn cũ nhất. Tôi nói với một người bạn bị ung thư, trước đó cậu ấy từng điều hành một công ty sức khỏe: "Thật may mắn là chúng ta vẫn còn ở đây bên nhau". Chúng tôi như những đứa trẻ, phấn khích, vui mừng, và kể nhau nghe những kỉ niệm.
20. Tình yêu thương không phải là tất cả mọi thứ mà bạn cần, nhưng như một người bạn đã nói với tôi “nó rất có ích”.
The Atlantic
Trí thức trẻ