Sau một năm gồng lỗ vì ôm khoảng 160 triệu đồng bán hàng “theo trend”, chủ quán GenZ "lãi" 3 bài học nhớ đời
Tưởng rằng bán đồ ăn theo xu hướng sẽ lời to, cô gái sinh năm 2000 nhanh chóng bị vỡ mộng.
- 24-05-2023Một món đồ chỉ 250 USD sau hơn 50 năm bỏ quên dưới hầm, giờ đấu giá vượt quá 100.000 USD
- 24-05-2023Ngôi trường liên cấp rộng 16.000m2: Sở hữu “chứng nhận” đặc biệt để trẻ làm chủ cuộc sống, bước tạo đà quan trọng khi đi du học
- 24-05-20235 bí quyết đầu tư của ông chủ Amazon Jeff Bezos: Giúp thu phục khách hàng, giữ chân đối tác, khiến đối thủ phải nể phục
- 24-05-2023Bỏ việc lương tương đương 5 tỷ đồng để về làm nông nghiệp sạch, tôi "tá hoả" khi mất trắng sau 3 năm
- 24-05-2023Bỏ việc lương hơn 65 triệu/tháng để sang Thái mở homestay vì nghĩ có lời: Sau 3 năm, tôi phải bán nhà ở quê để “cầm cự” vì không lường trước được 1 điều
Vay tiền để nghỉ việc, về bán đồ ăn vặt
La Vân (sinh năm 2000) đã làm công việc hành chính ở Vũ Hán, Trung Quốc kể từ khi tốt nghiệp. Tuy nhiên sau một thời gian làm việc, cô nhận ra mình không phù hợp với công việc làm thuê từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Sau một thời gian đắn đo, La Vân quyết định nghỉ việc về bán đồ ăn vặt. Ở thời điểm đó, bánh mochi là món ăn được nhiều người săn lùng. Ngay lập tức, cô gái sinh năm 2000 đi học công thức, gom vốn liếng để mở một quầy đồ ăn vặt nhỏ.
Tính cả tiền tích góp và đi vay mượn, La Vân có 50.000 NDT (tương đương 166 triệu đồng) trong tay.
Tuy nhiên, sự thật không như là mơ. Ngay khi được làm chủ, cô nhanh chóng bị “vỡ mộng” vì thực tế quá tàn khốc. "Áp lực quá lớn, tôi chỉ có một mình mà không được ai giúp đỡ", La Vân chia sẻ. Thay vì làm việc từ 9h sáng đến 5h chiều, cô phải làm việc 12 tiếng từ 11 giờ trưa đến 10 giờ tối mỗi ngày.
Những ngày đầu kinh doanh liên tiếp thua lỗ, nguyên nhân là do địa điểm mở cửa hàng quá xa khu trung tâm. Trong suốt một năm, doanh thu mỗi ngày chỉ ở mức tương đương 200 nghìn đồng (sau khi quy đổi theo tỷ giá). Do thị trường ngày càng xuất hiện nhiều người bán đồ ăn vặt online, khả năng cạnh tranh của La Vân dần giảm xuống. Sau một tháng “gồng lỗ”, cô gái sinh năm 2000 thậm chí đã có ý định bỏ kinh doanh để trở về đi làm thuê.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, La Vân nảy ra ý tưởng quảng cáo trên mạng xã hội. Cô làm những clip ngắn chia sẻ trên nhiều nền tảng, chủ yếu tiếp cận đối tượng là học sinh, sinh viên. Nhờ cách này, doanh thu của tiệm đồ ăn vặt bắt đầu có khởi sắc.
Hiện tại, công việc kinh doanh của La Vân vẫn chưa hoàn toàn ổn định, nhưng về cơ bản là không lỗ. Trung bình mỗi ngày cô có thể bán được lượng hàng tương đương 1 - 1,5 triệu đồng. Cô cho biết bản thân không hối hận khi từ chức để khởi nghiệp, và sẽ gắn bó với công việc này.
Dưới đây là những kinh nghiệm mà La Vân rút ra được trong quá trình khởi nghiệp của mình:
Thứ nhất, dù làm gì bạn cũng phải đặt mục tiêu lớn để thúc đẩy bản thân
Mục tiêu của La Vân là kiếm đủ tiền để có thể sống tự do. Khi đối mặt với khó khăn ngày đầu khởi nghiệp, cô luôn nhắc nhở bản thân phải ghi nhớ điều này.
Mục tiêu sẽ cho bạn động lực. Mục tiêu càng lớn thì động lực càng lớn. Khi bạn được thúc đẩy bởi những điều ý nghĩa, bạn sẽ không còn làm việc vì phiếu lương hàng tháng, bạn sống với giấc mơ của mình. Thứ duy nhất có thể ngăn cản bạn dừng thực hiện ước mơ chỉ là bản thân bạn nếu như bạn không thúc đẩy chính mình. Đừng để cho người khác nói với bạn rằng: “Bạn không thể làm được việc này đâu” và ngừng cố gắng.
Bài học thứ hai là bạn phải làm việc thực sự chăm chỉ thì mới có được thứ mà mình muốn
Có rất nhiều cuốn sách nói về những con đường tắt dẫn đến thành công hay tiết lộ bí mật của việc làm giàu nhanh. Tuy nhiên, đó không phải sự lựa chọn mà ai cũng có thể làm được.
Thay vào đó, để tiến về phía trước, bạn phải biết hy sinh, chăm chỉ tiến lên từng bước. La Vân thường thức dậy từ 5 giờ sáng, sau đó làm việc chăm chỉ mỗi ngày và sống trong căn hộ 1 phòng ngủ.
Kiếm tiền, làm việc để mọi người công nhận là một quá trình dài, bạn không thể đạt được chỉ trong vài tuần ngắn ngủi. Rất nhiều tỷ phú, ông chủ của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới không có cả thời gian đi nghỉ hè cùng gia đình vì họ luôn bận rộn với việc làm sao cho công ty dẫn đầu. Trên đời thứ gì đáng giá cũng đều phải đánh đổi!
Bài học thứ ba, luôn phải kính trọng khách hàng của mình
Dù khách hàng là một học sinh tiểu học hay một thương gia, La Vân đều nở nụ cười và nhớ khẩu vị của từng người. Rất nhiều khách hàng của cô đến mua đồ ăn vặt 3 đến 4 lần mỗi tuần.
Chính sự chân thành và niềm nở của anh La Vân đã thuyết phục, khiến họ trở thành khách hàng trung thành.
Trong kinh doanh cũng vậy, bạn cần phải nhớ rằng khách hàng là người trả tiền cho bạn. Vì thế, phục vụ tốt cho khách hàng, kính trọng họ và bạn sẽ nhận lại được doanh thu lớn.
Theo Toutiao, QQ
Nhịp sống thị trường