Sầu riêng ở Đắk Lắk bị chết do nấm
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, hơn 470 ha sầu riêng ở huyện Krông Pắk bị chết là do nấm Phytophthora Palmivova và nấm Rhizoetonia Solani. Hai loại nấm này gây thối rễ, mục thân, mục cành, rụng lá dẫn đến cây sầu riêng chết.
- 26-02-2017Xuất khẩu thuận lợi, sầu riêng trái vụ sốt giá do “đói” nguồn cung
- 12-02-2017Sầu riêng chết hàng loạt gây thiệt hại cho nông dân Đắk Lắk
- 22-11-2016Sầu riêng nghịch vụ giá cao, nhà vườn thu bạc tỉ
Nguyên nhân là do đồng bào các dân tộc trên địa bàn sử dụng quá nhiều các loại thuốc kích thích, phân bón hoá học bón cho cây sầu riêng nhằm kích thích cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả dẫn đến cây sầu riêng kiệt sức, sức đề kháng kém. Mặt khác, trong thời gian qua, trên địa bàn mưa kéo dài, lượng mưa lớn, độ ẩm trong đất tăng cao càng làm cho dịch bệnh hại càng có điều kiện bùng phát mạnh hơn gây thiệt hại lớn cho đồng bào.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã khuyến cáo đồng bào các dân tộc rong tỉa các cành già, cành khô; đối với các cây sầu riêng nhiễm bệnh nặng cần cưa đưa ra khỏi vườn để tránh lây lan. Đồng thời, hướng dẫn sử dụng các hoạt chất chuyên dụng như Metalaxyl Manacozeb… để xử lý, không được bón thêm phân hoá học, phân bón lá. Khi cây sầu riêng hồi phục, các hộ trồng cần sử dụng phân chuồng ủ và chế phẩm sinh học có chứa vi sinh vật để bón phục hồi vườn cây…
Tỉnh Đắk Lắk hiện hơn 2.639 ha sầu riêng, sản lượng mỗi năm đạt từ 15.000 tấn trở lên, trong đó, huyện Krông Pắk có gần 1.000 ha sầu riêng được trồng xen trong các vườn cà phê và trồng thuần. Cây sầu riêng là một trong những cây làm giàu cho nhiều hộ đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Krông Pắk nói riêng.
Báo tin tức