Sau tàu cao tốc, tới lượt máy bay của Boeing, Airbus chịu ảnh hưởng vì bê bối "thép rởm” Nhật Bản
Airbus và Boeing, hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới, cũng đang chịu ảnh hưởng bởi bê bối làm giả số liệu chất lượng của Kobe Steel, công ty thép lớn thứ 3 Nhật Bản.
- 12-10-2017Phát hiện tàu cao tốc Nhật Bản được cấu thành từ kim loại kém chất lượng
- 11-10-2017Nhật Bản rúng động vì bê bối làm giả dữ liệu tại công ty thép
- 06-10-2017Nhật Bản rúng động vụ nữ nhà báo 31 tuổi tử vong sau khi làm thêm 159 giờ trong 1 tháng và chỉ nghỉ 2 ngày
- 04-10-2017Máy ATM sắp hết thời ở Nhật Bản vì các ngân hàng phát hành tiền số?
Không chỉ làm tổn thương tới ngành công nghiệp tàu cao tốc, một trong những niềm tự hào vĩ đại của người Nhật Bản, bê bối của Kobe Steel cũng gây ảnh hưởng tới 30 công ty khác trên toàn cầu, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Airbus, Boeing, Tesla, General Motors… khi sử dụng kim loại của Kobe Steel để chế tạo các sản phẩm.
Việc Kobe Steel làm giả số liệu các sản phẩm như nhôm và đồng làm dấy lên nhiều quan ngại khi chúng được sử dụng để chế tạo xe hơi, tàu cao tốc hay máy bay, những sản phẩm đòi hỏi độ chính xác rất cao. Dù chưa có bằng chứng cho thấy sản phẩm của Kobe Steel gây tình trạng mất an toàn nhưng tất cả các công ty sử dụng sản phẩm của hãng này đều đang phải đánh giá lại tác động trong từng sản phẩm.
Thậm chí, ngành công nghiệp quốc phòng và hàng không của Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng khi Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries và IHI đều dùng sản phẩm của Kobe Steel. Bộ phận bán dẫn của Panasonic, nhà sản xuất điều hòa Daikin, tập đoàn Toshiba của Nhật Bản hay cả Intel của Mỹ cũng nằm trong danh bị ảnh hưởng.
Nhu cầu về vật liệu nhẹ như nhôm và sợi carbon tăng lên khi các nhà sản xuất muốn ô tô và máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn. Các nhà sản xuất Nhật Bản được đánh giá rất cao trong lĩnh vực này, đồng nghĩa với việc sản phẩm của họ được sử dụng trong các ngành công nghiệp khắp thế giới. Đây cũng là lý do khiến tác động từ bê bối của Kobe Steel lan rộng đến vậy.