MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau tuổi 60, coi chừng 6 bệnh "đuổi theo" bạn, làm ngay những việc này để không còn phải lo lắng đối phó bệnh tật

26-08-2021 - 07:19 AM | Sống

Khi già đi, chúng ta khôn ngoan hơn nhưng về mặt sức khỏe thì lại suy giảm đáng kể. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng ốm yếu khi về già.

Bệnh của người già từ đâu mà ra? Gen của bạn, môi trường nơi bạn sống, hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vấn, hành vi của bạn (đặc biệt là những thói quen như tập thể dục, dinh dưỡng, hút thuốc, uống rượu hay không...) là những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và khả năng mắc bệnh ở độ tuổi 60 trở lên.

Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe phổ biến nhất mà mọi người gặp phải khi chuyển sang độ tuổi 60 và một số gợi ý về cách tránh hoặc giảm ảnh hưởng của chúng.

Sau tuổi 60, coi chừng 6 bệnh đuổi theo bạn, làm ngay những việc này để không còn phải lo lắng đối phó bệnh tật - Ảnh 1.

1. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp hay huyết áp cao được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng" vì bệnh này thường có rất ít hoặc không có triệu chứng. Huyết áp cao làm tổn thương thành động mạch và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi. Nếu bạn đã bước qua ngưỡng tuổi 60 sang tuổi 70 thì bạn có 60% khả năng mắc hoặc phát triển bệnh cao huyết áp.

Sau tuổi 60, coi chừng 6 bệnh đuổi theo bạn, làm ngay những việc này để không còn phải lo lắng đối phó bệnh tật - Ảnh 2.

Cách phòng ngừa: Kiểm tra huyết áp đều đặn. Để có huyết áp khỏe mạnh, hãy bắt đầu bằng cách giảm lượng muối ăn vào, tăng cường hoạt động thể chất và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là trái cây và rau quả. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bạn sẽ cần dùng các loại thuốc huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Cholesterol cao

Bạn có thể không biết mình bị tăng cholesterol trong máu hay tăng lipid máu - lượng mỡ trong máu cao - cho đến khi xét nghiệm máu phát hiện ra điều đó. Tình trạng cholesterol cao cũng gần như hoàn toàn không có triệu chứng.

Thông thường, tình trạng này là do di truyền nhưng thói quen ăn uống như ăn bánh mì kẹp pho mát, sữa lắc và các loại thực phẩm khác có chứa hàm lượng chất béo cao... cũng là yếu tố góp phần khiến bệnh trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị, cholesterol cao có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Sau tuổi 60, coi chừng 6 bệnh đuổi theo bạn, làm ngay những việc này để không còn phải lo lắng đối phó bệnh tật - Ảnh 3.

Cách phòng ngừa: Cholesterol cao (tăng lipid máu) có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4 ngày/tuần kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn thực phẩm ít chất béo tổng và chất béo bão hòa sẽ tốt hơn cho người ở độ tuổi này. Một số chất béo - không bão hòa đơn và không bão hòa đa - được tìm thấy trong quả bơ, sô cô la đen và các loại hạt.

Bên cạnh đó, hãy hãy hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt và các loại thịt chế biến sẵn để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Điều này thực sự quan trọng đối với lượng cholesterol và sức khỏe tổng thể.

3. Viêm khớp

Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng viêm khớp có thể khiến người già khá khổ sở, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bao gồm những cơn đau và khó khăn trong vận động.

Viêm khớp ngày càng phổ biến hơn theo tuổi tác. Có nhiều loại viêm khớp khác nhau. Sự hao mòn, liên quan đến quá trình lão hóa, là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp, dạng phổ biến nhất, khi sụn bên trong khớp của bạn bắt đầu bị phá vỡ, gây ra những thay đổi trong xương xấu đi theo thời gian. Một loại khác là viêm khớp dạng thấp có liên quan đến tình trạng viêm. Bệnh này xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công các khớp của cơ thể.

Sau tuổi 60, coi chừng 6 bệnh đuổi theo bạn, làm ngay những việc này để không còn phải lo lắng đối phó bệnh tật - Ảnh 4.

Cách phòng ngừa: Nếu bạn đang cảm thấy đau, sưng, cứng và đau ở các khớp, cần được đi khám kịp thời. Vận động là việc nên làm từ khi còn trẻ để bảo vệ khớp. Còn trong trường hợp đã bị viêm khớp thì tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, từ dùng thuốc giảm đau dạng uống, bôi đến việc có phải thay khớp hay không.

4. Đục thủy tinh thể

Một số tình trạng thị lực ảnh hưởng đến người lớn tuổi, bao gồm thoái hóa điểm vàng và bệnh tăng nhãn áp, bệnh thường gặp nhất là đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể không chỉ gây khó coi mà còn cản trở cuộc sống tốt nhất của người mắc, khiến họ khó nhìn rõ, đặc biệt là vào ban đêm.

Sau tuổi 60, coi chừng 6 bệnh đuổi theo bạn, làm ngay những việc này để không còn phải lo lắng đối phó bệnh tật - Ảnh 5.

Cách phòng ngừa: Tin tốt là đục thủy tinh thể là một trong những vấn đề về thị lực có thể điều trị được đối với người lớn tuổi bằng cách thay thủy tinh thể.

5. Loãng xương

Khi chúng ta già đi, chúng ta mất mật độ xương, và một tình trạng gọi là loãng xương, xương yếu đi, có thể xảy ra. Nó khiến bạn (đặc biệt là phụ nữ) có nguy cơ bị gãy xương. Mặc dù sau mãn kinh là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây loãng xương, nhưng tình trạng mất xương có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai.

Trong khi ở độ tuổi 20, bạn tạo ra xương mới vài năm một lần, đến khi bạn đến tuổi 70, bạn hoàn toàn không tạo ra nhiều xương mới.

Sau tuổi 60, coi chừng 6 bệnh đuổi theo bạn, làm ngay những việc này để không còn phải lo lắng đối phó bệnh tật - Ảnh 6.

Cách phòng ngừa: Để ngăn ngừa gãy xương, tập thể dục là điều tốt nhất bạn có thể làm. Ngoài ra, cần cung cấp cho xương một lượng canxi cần thiết. Nếu bạn không ăn sữa, hãy bổ sung canxi và bổ sung vitamin D vì vitamin D cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của xương. Mặc dù chúng ta vẫn có thể hấp thụ một số vitamin từ ánh nắng mặt trời khi chúng ta già đi, nhưng việc hấp thụ vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trở nên khó khăn hơn.

6. Các vấn đề về giấc ngủ

Khi chúng ta già đi, mặc dù bạn dành bao nhiêu thời gian trên giường thì thời gian ngủ của bạn cũng sẽ giảm xuống. Đó là một phần bình thường (mặc dù khó chịu) của quá trình lão hóa. Nhưng những thay đổi trong giấc ngủ bình thường của một người ở độ tuổi 70 thực sự không phải là vấn đề, trừ khi họ cảm thấy mệt mỏi trong ngày. Đó là dấu hiệu cho thấy cần gặp bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ.

Sau tuổi 60, coi chừng 6 bệnh đuổi theo bạn, làm ngay những việc này để không còn phải lo lắng đối phó bệnh tật - Ảnh 7.

Cách phòng ngừa: Nếu bạn đang khó ngủ, lời khuyên số một là hãy có một lịch trình ngủ đều đặn. Và nếu bạn đang ở trên giường mà không ngủ trong vòng nửa giờ, bạn nên thức dậy. Hãy thử lại sau một lúc khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Một điều quan trọng khác nữa là đừng lạm dụng thuốc ngủ không kê đơn vì chúng đều có tác dụng phụ.

Theo TL

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên