Sau vụ kiện của đối tác với Amazon, Garmex Sài Gòn phải bán hai mảnh đất rộng 7,6ha để khắc phục tình trạng khó khăn, không có đơn hàng
Khép lại năm tài chính 2023, Garmex Sài Gòn này ghi nhận gần 8,3 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, giảm 97% so với năm 2022 và lỗ sau thuế xấp xỉ 52 tỷ đồng
- 27-02-2024Cao su Sao Vàng (SRC) sắp thu về hơn 300 tỷ từ chuyển nhượng quyền thuê đất, cổ phiếu kịch trần lên đỉnh lịch sử trong phiên sáng
- 27-02-2024Tỷ phú Trần Đình Long một lần nữa vượt mặt tỷ phú Phạm Nhật Vượng, giá trị Hòa Phát vút lên hơn 175.000 tỷ đồng đẩy lùi Vingroup
- 27-02-20243 doanh nghiệp liên quan đến dự án đắc địa hàng đầu Tp.HCM thua lỗ gần 9.500 tỷ đồng
CTCP Garmex Sài Gòn (mã chứng khoán: GMC) vừa công bố thông tin lấy ý kiến bằng văn bản về kế hoạch chuyển nhượng quyền sử dụng và tài sản đi cùng.
Theo đó, Garmex Sài Gòn dự kiến chuyển nhượng thửa đất hơn 5 ha tại xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thuộc quyền sử dụng, sở hữu của công ty. Đồng thời, doanh nghiệp dệt may này cũng sẽ chuyển nhượng thửa đất 2,6 ha tại cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Hà Nam thuộc quyền sử dụng, sở hữu của công ty TNHH Garmex Quảng Nam.
Tại văn bản giải trình về kết quả kinh doanh năm 2023, Garmex Sài Gòn cho biết công ty hiện không có đơn hàng, với tình hình kinh doanh không thuận lợi. Nếu giữ sản xuất tại các nhà máy đối với ngành may thì công ty sẽ lỗ rất nhiều. Vì vậy doanh nghiệp này đã tổ chức lại bộ máy, cắt giảm lao động, tạm ngưng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí tối đa.
Đồng thời, Garmex Sài Gòn sẽ rà soát tài sản, tìm kiếm cơ hội khai thác hợp lý các mặt bằng hiện có hoặc thanh lý các tài sản không cần dùng, đa dạng hoá ngành nghề để tránh rủi ro.
Khép lại năm tài chính 2023, Garmex Sài Gòn ghi nhận gần 8,3 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, giảm 97% so với năm 2022 và lỗ sau thuế xấp xỉ 52 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 85 tỷ đồng). Doanh nghiệp này cũng đã lỗ trong 6 quý liên tiếp.
Tại thời điểm 31/12/2023, Garmex Sài Gòn chỉ còn có 35 nhân viên. Nguyên nhân chính khiến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút trầm trọng do hụt thu từ đối tác là CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã chứng khoán: GIL).
Cụ thể, Gilimex đã khởi kiện gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Robotics LLC. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng cho chính Gilimex mà còn khiến các doanh nghiệp đối tác như Garmex Sài Gòn liên đới.
Amazon từng là đối tác chính của Gilimex từ năm 2014. Trong giai đoạn dịch bệnh, thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ, doanh nghiệp này đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất nhằm xây dựng kho chứa hàng hóa cho Amazon, tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên tại nhiều nhà máy để sản xuất hơn 1 triệu đơn vị sản phẩm hàng năm. Hoạt động sản xuất cho Amazon tăng gấp 20 lần trong suốt 8 năm qua.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của gã khổng lồ TMĐT, Gilimex đã từ chối các khách hàng lớn khác như IKEA, Columbia Sportswear và di dời các cơ sản sản xuất, đóng gói để tiếp tục sản xuất. Một báo cáo của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết Amazon trước sự cố đã chiếm đến 85% doanh thu của Gilimex, 15% còn lại đến từ IKEA và các khách hàng khác.
Nhịp Sống Thị Trường