SCG Việt Nam đạt doanh thu gần 500 triệu USD trong 9 tháng đầu năm
Riêng trong quý 3, doanh thu của đơn vị này là 173 triệu USD, tương đương 3.767 tỷ đồng.
- 28-01-2016Tập đoàn SCG đạt hơn 14.000 tỷ doanh thu tại Việt Nam trong năm 2015
- 31-10-2015Mua lại Prime và Batico, tổng tài sản của SCG Việt Nam đạt 707 triệu USD
- 31-07-2015SCG - “Gã khổng lồ” Thái đã thâu tóm bao nhiêu doanh nghiệp Việt?
Theo thông tin từ SCG Việt Nam, tính đến cuối Quý 3 năm 2016, SCG tại Việt Nam sở hữu khối tài sản trị giá 19.560 tỷ đồng (902 triệu USD), tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tập đoàn báo cáo Doanh thu từ hoạt động bán hàng trong Quý 3/2016 đạt mức 3.767 tỷ đồng (173 triệu USD), giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu từ hoạt động bán hàng đạt 10.979 tỷ đồng (498 triệu USD).
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành SCG cho biết, Quý 3 2016, doanh thu trước kiểm toán giảm 5%, còn 65.598 tỷ đồng (3.012 triệu USD) do giảm giá dầu và mức giảm sản lượng cũng như giá thành xi măng, đồng thời giảm 4% so với quý trước do ảnh hưởng của thời vụ. Theo đó, lợi nhuận trong quý này đạt được 8.807 tỷ đồng (404 triệu USD), tăng trưởng 57% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh của ngành hóa dầu.
Ông Roongrote Rangsiyopash đánh giá: “Hoạt động kinh doanh hóa dầu tiếp tục được cải thiện nhờ xu hướng tăng theo chu kỳ của ngành công nghiệp hóa dầu. Tuy nhiên, thị trường xi măng trong nước hiện tại không có tín hiệu hồi phục khả quan do lượng mưa nhiều hơn đáng kể so với năm trước. Một lí do khác là các dự án hạ tầng của chính phủ đang trong quá trình được thực hiện, cùng lúc đầu tư của khu vực tư nhân chậm lại. Tuy nhiên, nhu cầu xi măng trong khu vực ASEAN vẫn tiếp tục tăng, do việc mở rộng và tăng trưởng của ngành công nghiệp xây dựng."
SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động đa ngành, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là Xi măng - Vật liệu xây dựng (SCG Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCG Chemicals), và Bao bì (SCG Packaging). SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992 và dần mở rộng đầu tư đa ngành, bao gồm các lĩnh vực Xi măng – Vật liệu xây dựng, Hóa dầu và Bao bì.