Schneider Electric đồng hành cùng Chính phủ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Schneider Electric vừa đón nhận chuyến ghé thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Triển lãm Thực tế ảo các công nghệ 4.0 trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 tại Hà Nội.
Tại đây, Schneider Electric đã giới thiệu các giải pháp số hóa giúp nâng cao tính hiệu quả, và phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế với mong muốn đồng hành cùng chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy chuyển đổi số thông minh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2030.
Tham gia vào chương trình năm nay, Schneider Electric đã chia sẻ và thảo luận với các nhà lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành về các giải pháp chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cho chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam tại hai hội thảo chuyên đề: Ông Đồng Mai Lâm - Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia đã chia sẻ về "Nền công nghiệp của tương lai – Vận hành thông minh, công cụ số thế hệ mới và tích hợp quản lý năng lượng & tự động hóa" tại hội thảo chuyên đề "Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" ngày 09/11; Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc Giải pháp Schneider Electric Việt Nam đã chia sẻ về "Triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ chính phủ điện tử trong bình thường mới" tại hội thảo chuyên đề "Xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" ngày 11/11. Bên cạnh các hội thảo chuyên đề, Schneider Electric còn tham gia triển lãm thực tế ảo với mô hình 3D Trung tâm Đổi mới Sáng tạo của hãng tại Pháp.
Trung tâm triển lãm 3D giới thiệu cụ thể các giải pháp số hóa của Schneider Electric, giúp nâng cao tính hiệu quả, và phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm: Buildings of the future (Toà nhà của tương lai), Industries of the future (Nền công nghiệp của tương lai); Infrastructure of the future (Cơ sở hạ tầng tương lai); Homes of the future (Thế hệ nhà tương lai); Data center of the future (Trung tâm dữ liệu của tương lai) và Grid of the future (Lưới điện của tương lai).
Schneider Electric giới thiệu đặc biệt cụ thể các giải pháp số cho nền công nghiệp của tương lai như:
Phần mềm EcoStruxure Automation Expert được lập trình trên nền tảng hoàn toàn mở, độc lập với phần cứng, giúp tăng cường tính linh hoạt, tối ưu chi phí đầu tư cho người dùng;
Hệ thống băng tải thế hệ mới Lexium Multicarrier MC-12 có các module đế đỡ có thể tùy biến theo kích thước sản phẩm và di chuyển độc lập với nhau, giúp nâng cao năng suất vận hành, giảm đáng kể kích thước của hệ thống, tăng tính linh hoạt, tiết kiệm rất nhiều thời gian lắp đặt;
Giải pháp EcoStruxure Machine, giải pháp đóng chai thông minh…
Ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia chia sẻ: "Schneider Electric rất vinh dự được tham gia vào Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 2021 và được đón nhận chuyến ghé thăm của Thủ tướng Chính phủ cùng các lãnh đạo ban ngành. Là tập đoàn dẫn đầu trong số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hoá trên hơn 100 quốc gia, Schneider Electric cam kết đồng hành cùng chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm những giải pháp phù hợp để thúc đẩy mục tiêu phát triển dài hạn một cách bền vững. Đối với từng lĩnh vực chiến lược, Schneider sẽ tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các giải pháp sáng tạo, đột phá nhằm hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia có thể tăng tốc trên quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá."
Trong năm nay, Schneider Electric đã được Coporate Knights vinh danh là Tập đoàn phát triển bền vững nhất thế giới nhờ nỗ lực trong việc giúp khách hàng giảm lượng khí thải các-bon thông qua các sản phẩm, phần mềm để tối ưu hóa quản lý năng lượng cũng như quy trình công nghiệp. Tập đoàn đang tiến dần về mục tiêu dài hạn trở thành đối tác về kỹ thuật số trong việc phát triển bền vững bằng cách mở rộng các mảng dịch vụ tư vấn bền vững trên toàn cầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về việc đạt được tiến bộ trong chuyển đổi năng lượng và hành động chống biến đổi khí hậu.
Một trong những nỗ lực đó là việc công bố báo cáo "Back to 2050" tại Hội nghị COP26 nhằm hướng dẫn và gợi ý các giải pháp cho Chính phủ và các doanh nghiệp xây dựng một nền kinh tế ít tạo ra khí thải các-bon hơn. Báo cáo đánh giá tác động lâu dài của việc sử dụng năng lượng và lượng khí thải CO2 đến những vấn đề: Thay đổi kỳ vọng của xã hội và những công nghệ đầy triển vọng; Những công nghệ đột phá như xe không người lái, thế hệ năng lượng sạch phân tán, các trạm sạc EV thông minh trong các toà nhà và việc sử dụng thêm nhiều công cụ số trong xây dựng cơ sở hạ tầng bên cạnh những công cụ khác.