SCIC thoái vốn thành công tại 38 DN, nộp ngân sách 4.600 tỷ đồng
Năm 2017, lợi nhuận trước thuế của SCIC dự kiến 6.616 tỷ đồng, đạt 133,14% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế dự kiến 6.313 tỷ đồng, đạt 135,64% kế hoạch. Doanh nghiệp này cũng cho biết sẽ nộp về cho ngân sách Nhà nước 4.600 tỷ đồng. Khoản tiền này không tính đến hơn 8.9990 tỷ bán vốn Vinamilk đã chuyển thẳng về cho ngân sách.
Sáng nay 17/1, Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết: báo cáo tổng kết hoạt động năm 2017 của Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước ( SCIC, ước tính tính đến 31/12/2017, SCIC đạt doanh thu 7.380 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến 6.616 tỷ đồng, đạt 133,14% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế dự kiến 6.313 tỷ đồng, đạt 135,64% kế hoạch. SCIC dự kiến sẽ nộp về cho ngân sách Nhà nước 4.600 tỷ ( chưa tính khoản bán vốn tại VNM đã chuyển thẳng về cho ngân sách)
Trong năm 2017, SCIC đã thực hiện bán vốn thành công tại 38 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 36 DN, bán một phần vốn tại 02 DN; giá vốn 424 tỷ đồng, giá trị thu được là 932 tỷ đồng, gấp gần 2,2 lần giá vốn. Tính cả việc bán vốn lần đầu tại Vinamilk (5,4% vốn điều lệ), với việc chủ động quyết liệt đẩy mạnh triển khai bán vốn, SCIC đã thu được kết quả tích cực: Bán vốn thành công tại 38 doanh nghiệp, giá trị thu được là 21.208 tỷ đồng, gấp 19,1 lần giá vốn, chênh lệch bán vốn thu về 20.102 tỷ đồng.
Lũy kế từ khi thành lập đến nay, SCIC đã bán vốn tại 986 DN (trong đó bán hết vốn tại 885 DN, bán một phần vốn tại 82 DN) và bán quyền mua tại 19 DN với giá vốn là 8.084 tỷ đồng và thu về 27.999 tỷ đồng (gấp 3,5 lần giá vốn).
Ngày 10/11/2017, SCIC đã thực hiện thoái vốn thành công 3.33% số cổ phần tại Vinamilk với mức giá bình quân 186.000 đồng/cổ phần, cao hơn nhiều so với mức giá khởi điểm 150.000 đồng/cổ phần, thu về 8.990 tỷ đồng, chênh lệch trên 8.700 tỷ đồng. Đây là nỗ lực rất lớn của SCIC, thu hút được dòng vốn ngoại lớn bổ sung vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời góp phần tích cực vào quá trình cổ phần hóa và bán vốn nhà nước.( không tính vào doanh thu của SCIC)
Vấn đề của SCIC: đạt được kế hoạch nhưng dự báo được VN-Index tăng nên không bán vội các DN, giữ lại 1 số DN 2018 để bán, đây là điều được đưa vào nghị quyết. “Chúng tôi giữ lại các tái sản để bản tốt hơn, khi VN-Index tốt hơn. Thoái vốn được cao hơn”.Ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC cho biết.
Tính đến 31/12/2017, danh mục doanh nghiệp của Tổng công ty gồm 133 DN với giá trị vốn nhà nước gần 19.107 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 90.656 tỷ đồng. Trong đó có: 22 doanh nghiệp nhóm A1 chiếm tỷ trọng 63,55% giá trị vốn nhà nước, 09 doanh nghiệp nhóm A2 chiếm tỷ trọng 1,22% giá trị vốn nhà nước, 32 doanh nghiệp nhóm B1 chiếm tỷ trọng 26,16% giá trị vốn nhà nước và 70 doanh nghiệp nhóm B2 chiếm tỷ trọng 9,07% giá trị vốn nhà nước
Năm 2017, hoạt động đầu tư kinh doanh vốn của SCIC tiếp tục được quan tâm với việc đẩy mạnh đầu tư tài chính. Năm 2018, SCIC sẽ nhận về một số DN từ các bộ ngành.
Người lao động