Sẽ bỏ hệ thống tổng đại lý, đại lý kinh doanh gas?
Hệ thống phân phối kinh doanh khí đã được hình thành và phát triển theo chuỗi thống nhất từ đầu nguồn tới tận tay người tiêu dùng. Dự thảo nghị định đã xóa bỏ hệ thống phân phối sẽ dẫn đến thị trường kinh doanh LPG sẽ xáo trộn, khó kiểm soát nguồn cung và giá cả.
- 02-04-2018Xuất khẩu cá tra sang Mỹ gặp khó, các thị trường khác "cứu nguy" ngay
- 28-03-2018Gần 600 tỉ đồng đầu tư sản xuất cá tra giống chất lượng cao cho ĐBSCL
- 26-03-2018Giá cá tra ổn định trước khi DOC áp thuế
- 17-12-2014Chiêu “độc” trong kinh doanh gas
- 16-11-2014Không nên bỏ tổng đại lý kinh doanh gas
- 03-03-2014Siết chặt quản lý kinh doanh gas
Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ liên quan đến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 19 /2016 về kinh doanh khí.
Theo đó, quy định về hệ thống phân phối vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.Cụ thể, Bộ Tài chính cho biết, dự thảo quy định cửa hàng bán lẻ khí hỏa lỏng (LPG) chai: "Chỉ được bán LPG chai cùa thương nhân có giấy chứng nhận đủ điểu kiện còn hiệu lực mà cửa hàng đã kỷ hợp đồng còn hiệu lực”.
Như vậy, cửa hàng bán lẻ LPG chai chỉ mua trực tiếp LPG chai từ thương nhân kinh doanh khí, sẽ không còn hình thức đại lý, tổng đại lý.
Bộ Tài chính cho rằng hình thức phân phối này là nội dung quan trọng quy định điều kiện kinh doanh đối với loại hình hàng hóa đặc biệt. Theo quy định tại Luật giá và các văn bản hướng dẫn Luật giá thì LPG thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
Chiếu theo dự thảo quy định trên, việc bỏ hệ thống đại lý, tổng đại lý sẽ khiến hệ thống phân phối dọc sẽ không còn tồn tại xuyên suốt từ khâu nhập khẩu, sản xuất đến khâu tiêu dùng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khâu kiểm soát giá, đăng ký giá và kê khai giá cũng như quy trách nhiệm khi xảy ra cháy nổ.
Theo Bộ Tài chính, đối với kinh doanh khí , bất cập nhất là hiện tượng chiếm dụng bình, cắt tai, mài vỏ dẫn tới nguy cơ cháy nổ rất cao, mất an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, việc truy cứu trách nhiệm khi xảy ra cháy nổ cũng rất khó khăn do chai LPG sau khi đi vào hệ thống phân phối, quá trình đổi trả khi mua bán khí dẫn tới khó kiểm soát.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng gian lận nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị cần quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường nhằm nâng cao vai trò của cơ quan quản lý thị trường trong việc kiểm tra, giám sát, phát hiện vi phạm.
Trong khi đó, Bộ Công Thương lý giải, Nghị định 19/2016 quy định phân phối LPG thông qua thương nhân phân phối rồi đến tổng đại lý, đại lý và cửa hàng bán lè LPG chai. Với quy định này thì hệ thống phân phối từ thương nhân đầu mối qua hệ thống tồng đại lý và qua đại lý rồi qua các cửa hàng của tồng đại lý và đại lý sẽ tạo ra nhiêu tầng nấc kinh doanh cho doanh nghiệp. Buộc các thương nhân phải có tổng đại lý hoặc đại lý để phân phối các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, Điều này làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh.
Đại diện Hiệp hội Gas Việt Nam nhìn nhận, việc bỏ khâu đại lý, tổng đại lý sẽ tạo kẻ hở lớn để chai LPG không đảm bảo an toàn, trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ lưu thông trên thị trường. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước không thể theo dõi, kiểm tra ngăn chặn các hành vi chiếm dụng chai LPG lưu thông.
Hệ thống phân phối kinh doanh khí đã được hình thành và phát triển theo chuỗi thống nhất từ đầu nguồn tới tận tay người tiêu dùng. Dự thảo nghị định đã xóa bỏ hệ thống phân phối sẽ dẫn đến thị trường kinh doanh LPG sẽ xáo trộn, khó kiểm soát nguồn cung và giá cả.
Như vậy, dự thảo Nghị định sẽ không thể gắn trách nhiệm cụ thể đến từng đối tượng tham gia hệ thống kinh doanh LPG khi xảy ra cháy nổ gây mất an toàn và đảm bảo chất lượng hàng hóa cho xã hội và người tiêu dùng.
Hơn nữa, khi tháo bỏ hệ thống phân phối LPG dẫn đến hiện tượng không thể kiểm soát được giá trên thị trường, bản thân các thương nhân kinh doanh LPG cũng không kiểm soát được giá bán LPG của chính thương nhân trên thị trường.
Pháp luật TPHCM