Sẽ không còn danh hiệu "Gia đình văn hóa" theo luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
Để thống nhất hệ thống danh hiệu thi đua ở cơ sở và cho gia đình, danh hiệu "gia đình văn hóa" được ban soạn thảo đề nghị đổi thành "Gia đình tiêu biểu" trong dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi).
- 22-10-2021Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lý giải vì sao Hải Phòng, Thanh Hóa... được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù?
- 22-10-2021Quốc hội thảo luận những gì về cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế?
- 22-10-2021Hôm nay, Quốc hội họp về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
- 21-10-2021Đại biểu Quốc hội: 'Có tình trạng lo lắng quá, run rẩy, sợ trách nhiệm khi chống dịch'
- 20-10-2021Lời cảm ơn từ Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng: Tri ân những người hùng "không tên"
Sáng 23/10, Quốc hội thảo luật tại tổ về dự thảo luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi). Trong số các nội dung được sửa đổi, bổ sung, ban soạn thảo đã nghiên cứu, thống nhất đề nghị bổ sung danh hiệu "Xã tiêu biểu", "Phường, Thị trấn tiêu biểu", là những danh hiệu tổng hợp kết quả phong trào thi đua ở cấp xã.
Ngoài ra, ban soạn thảo cũng đề nghị đổi tên, điều chỉnh một số tiêu chuẩn danh hiệu "Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá", "Gia đình văn hoá" thành danh hiệu "Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố tiêu biểu", "Gia đình tiêu biểu" để thống nhất hệ thống danh hiệu thi đua ở cơ sở và cho gia đình.
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Xã hội đề nghị Ban soạn thảo làm rõ: Cơ sở của việc đổi tên, nội hàm, phạm vi, tính chất và cấp độ của "tiêu biểu" cũng như làm rõ mối quan hệ giữa danh hiệu thi đua "gia đình tiêu biểu" và "gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội" (là đối tượng được bổ sung hình thức khen thưởng "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ" (khoản 6, Điều 72), "Bằng khen của cấp bộ, ban, ngành, tỉnh" (khoản 5 Điều 73).
Ban soạn thảo cũng đề nghị bổ sung danh hiệu "Cờ thi đua của Chính phủ" cho tập thể khi tham gia các phong trào thi đua theo chuyên đề do Thủ tướng Chính phủ phát động từ 5 năm trở lên và danh hiệu "Cờ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh" cho tập thể khi tham gia phong trào thi đua theo chuyên đề do bộ, ngành, địa phương phát động từ 3 năm trở lên.
Dự thảo Luật sửa đổi cũng bổ sung 53 điều với nhiều nội dung mới để đảm bảo bao quát hết các đối tượng khen thưởng, phù hợp với vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền công tác khen thưởng trong hệ thống chính trị; cân đối khen thưởng khu vực cơ quan dân cử và khu vực ngoài nhà nước.
Dự thảo Luật cũng đã được thiết kế lại nhằm đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, đảm bảo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, khắc phục tình trạng khen thưởng "cộng dồn thành tích" trước đây.
Ngoài ra, dự thảo Luật đã bổ sung quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và phân cấp cho bộ, ban, ngành, tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn một số danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền.
Dự thảo luật cũng sửa đổi, bổ sung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
Tổ Quốc
- Thúc đẩy TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển chuỗi công nghiệp gắn với hành lang kinh tế xuyên Á
- Hải Phòng, Thanh Hóa... chính thức được hưởng cơ chế đặc thù, đây là một vài điểm đáng chú ý
- Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
- Thủ tướng giải đáp chương trình ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian tới: Sẽ quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ y tế
- Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV: Để lại nhiều dấu ấn