Sếp hỏi: "Bạn có thông minh không", ứng viên nữ tuyên bố 1 câu mà đánh bại 2 đối thủ nói "Có", được công ty mời đi làm luôn
EQ cao sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong công việc, cuộc sống.
- 08-12-2021Sếp nữ hỏi “tôi và vợ cậu, ai xinh hơn?”: Nam ứng viên EQ cao đưa đáp án cực thuyết phục
- 07-12-2021"Bạn có sẵn sàng đi mua BVS cho cô gái không phải người yêu?", nam ứng viên đáp 1 câu mà nhà tuyển dụng vỗ tay tới tấp
- 06-12-2021Sếp hỏi: "Cái gì ban đầu cứng, qua miệng tôi lại mềm", ứng viên nam trả lời quá khôn khéo, nhà tuyển dụng vỗ tay rào rào
Trong quá trình phỏng vấn, phía nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá ứng viên về kỹ năng chuyên môn mà còn cả EQ tại nơi làm việc, khả năng tư duy,... Vì vậy, nếu chuẩn bị cho mình cách ứng xử tốt, ứng viên có thể trở nên nổi bật hơn và tăng cơ hội trúng tuyển.
Cô gái trẻ Lan Phương (Trung Quốc) được mời đi phỏng vấn vị trí Trợ lý giám đốc tại một công ty nọ. Cả 3 ứng viên tham gia phỏng vấn hôm đó đều rất xinh đẹp, trẻ trung và thể hiện khá tốt về mặt chuyên môn. Tuy nhiên phía nhà tuyển dụng có vẻ vẫn chưa hài lòng cho lắm và quyết định thử thách thêm các ứng viên bằng một câu hỏi:
"Bạn có nghĩ mình thông minh không?"
Cả 3 ứng viên sau khi nghe câu hỏi đều sững sờ, nghĩ rằng phía nhà tuyển dụng đang đánh giá thấp mình. Tuy nhiên cả 3 đều cố gắng suy nghĩ thật nhanh và đưa ra câu trả lời. Ứng viên nữ đầu tiên tự tin cho biết: "Tôi nghĩ cả IQ và EQ của mình đều không tệ. Ở công ty cũ, tôi có mối quan hệ rất tốt với các đồng nghiệp".
Ảnh minh họa.
Còn ứng viên thứ hai trả lời: "Để đánh giá thì trí tuệ cảm xúc của tôi ở mức trung bình, nhưng tôi vẫn có thể đảm nhận tốt công việc. Tôi có làm ở công ty khác 1 năm và giải quyết tốt các xung đột giữa đồng nghiệp và sếp". Phía nhà tuyển dụng gật đầu với câu trả lời này.
Với Lan Phương, cô gái trẻ lại đưa ra đáp án bất ngờ. Cô kính cẩn đứng lên, dõng dạc trả lời: "Người thông minh không kể lể mình thông minh trước mặt người khác, mà phải dùng hành động thực tế để chứng minh. Vì vậy tôi xin phép được từ chối trả lời câu hỏi này".
Ngay khi nghe xong, phía tuyển dụng đều tấm tắc ngợi khen và dành tràng pháo tay cho Lan Phương. Kết quả, cô gái trẻ đã thành công trúng tuyển vị trí Trợ lý giám đốc. Câu chuyện của Lan Phương một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của EQ, khả năng ứng biến trước mỗi tình huống khi đi phỏng vấn.
Pháp luật và bạn đọc