Sếp nhờ mua đồ nhưng QUÊN trả tiền, người thường chỉ im lặng chịu thiệt, người EQ cao làm cách này khiến ai cũng vui
Chúng ta thường nói: việc lớn phải dựa vào năng lực, việc nhỏ thể hiện sự khôn ngoan. Trong môi trường công sở, cách đối đáp thường ngày cũng có thể gây ấn tượng tốt hoặc xấu cho mọi người xung quanh.
- 22-12-2023Show diễn kết hợp 3D trên sân khấu thuyền lớn nhất châu Á được Vingroup đầu tư tâm huyết: Tổ chức MIỄN PHÍ ngay tại Hà Nội, hút hàng triệu lượt khách
- 21-12-2023Sau 50 tuổi, đi bộ 10.000-20.000 bước/ngày có thực sự kéo dài tuổi thọ? Bác sĩ thẳng thắn chỉ ra kết quả không ngờ
- 20-12-2023Nghề đặc biệt thường “sống về đêm”: Phải có một cái đầu lạnh và đủ “quái” để sống sót trong bóng tối đầy cám dỗ
Khi bước chân vào xã hội để đi làm kiếm tiền, chúng ta thường phải đối mặt với một số lựa chọn tưởng chừng như không đáng kể nhưng thực chất lại rất quan trọng. Giúp lãnh đạo mua đồ là việc rất bình thường. Nhưng ứng xử thế nào sau việc đó còn tùy vào trí tuệ cảm xúc và sự linh hoạt của mỗi người.
Hầu hết các lãnh đạo đều bận trăm công nghìn việc, do đó, họ hay nhờ nhân viên mua đồ, lấy đồ và trả tiền hộ mình. Sau đó, một số người sẽ quên mất, cũng có một số người sẽ hỏi lại số tiền để chuyển khoản trả nhân viên. Thay vì đáp lại theo cách thông thường, nhiều người EQ cao thực sự có thể tận dụng câu trả lời của mình và dể lại ấn tượng tốt hơn trong lòng cấp trên.
1. Hiểu được ý định thật sự của người lãnh đạo
Trước hết, chúng ta cần hiểu ý định đằng sau hành động của người lãnh đạo. Nếu sếp thường là người bận rộn, hay quên những chuyện nhỏ nhặt, mà đột nhiên lại sốt sắng và liên tục nhắc tới việc trả tiền, có thể đằng sau đó có những nguyên nhân khác.
Họ có thể làm điều này vì những cân nhắc công bằng và hợp lý, hoặc vì danh tiếng và uy tín chính thức của bản thân. Họ không muốn mọi người bàn tán và để lại lý do công kích cho đối thủ cạnh tranh của mình.
Trong trường hợp đó, tốt nhất nhân viên nên nhanh chóng hiểu ra, thông báo rõ ràng chi phí cần trả, có thể gửi kèm hóa đơn hoặc bằng chứng rõ ràng cho số tiền ấy. Khi sếp thanh toán sòng phẳng mọi thứ, nhân viên cảm ơn để thể hiện sự tôn trọng dành cho lãnh đạo. Còn nếu nhân viên cứ "chối đây đẩy", ngỏ ý không lấy tiền, bạn vừa thiệt thân mà sếp cũng vừa không vui.
2. Tránh từ chối trực tiếp
Trong nhiều trường hợp, khi số tiền không quá lớn, không ít người sẽ lựa chọn "tặng" cho sếp món đồ đấy chứ không lấy tiền. Tuy nhiên, cách nói không khôn khéo có thể tạo ra tác dụng ngược.
Chẳng hạn, việc trực tiếp từ chối nhận tiền từ người lãnh đạo có thể khiến họ cảm thấy bị xúc phạm hoặc không được tôn trọng. Điều này không có lợi cho việc xây dựng mối quan hệ giữa bạn và cấp trên, còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Thay vào đó, có thể nói chuyện tinh tế và khiến lãnh đạo cảm thấy dễ chịu với "món quà bất ngờ".
3. Đề xuất giải pháp hợp lý
Trong trường hợp khác, cũng có nhiều nhân viên có mối quan hệ thân quen với sếp, hay được nhờ vả trả tiền hộ như vậy. Nếu tự đòi thì bạn ngại, nhưng không đòi thì bạn chịu ảnh hưởng khá nhiều về tài chính.
Trong trường hợp đó, người thông minh sẽ chọn cách phản ứng thể hiện được tình huống của bản thân mà không khiến người lãnh đạo bối rối. Ví dụ: "Sếp ơi, lần này thì không cần đâu, em trả được mà. Nhưng lần sau sếp mà mua gì xịn xò thì chưa chắc lương của em đã đủ đâu nha."
Điều này có thể thể hiện thiện ý của bạn mà cũng không "mở đường" cho những lần nhờ vả sau đó của người lãnh đạo. Đương nhiên, tùy vào tính cách và tình huống của mỗi người, bạn nên điều chỉnh câu từ cho phù hợp.
4. Tránh quá lịch sự
Khi lãnh đạo nhờ vả bạn một việc gì đó mang tính riêng tư như mua đồ, trả tiền hộ, đó có thể là dấu hiệu của sự thân thiết, đồng thời cũng có thể là sự thử thách bạn. Vì vậy, những người thông minh sẽ không quá lịch sự và nói những câu kiểu cách như: "Đây thực sự là một vinh dự đối với tôi". Cách nói này vô tình tạo ra khoảng cách, có thể sẽ khiến người lãnh đạo trở nên hạn chế khi giao tiếp với bạn.
Một câu trả lời ngắn gọn và chân thành, đúng tình huống sẽ dễ dàng được người khác chấp nhận hơn, đồng thời nó cũng truyền tải sự ngay thẳng của bạn.
Có thể thấy, trong môi trường công sở không hề thiếu những tình huống tương tự, bạn nên quan sát và có thể học hỏi kinh nghiệm của những người EQ cao xung quanh. Muốn làm được điều đó, cần xác định bản thân hiểu ý định của đối phương, tránh xung đột, đề xuất giải pháp và sử dụng các yếu tố cá nhân.
Điều này không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp và trí tuệ cá nhân của bạn mà còn giúp bạn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
*Nguồn: Sohu
Phụ nữ số