Shire Oak International - giải pháp điện mặt trời kinh tế và hiệu quả cho doanh nghiệp
Ngày 24/6/2020, Đại sứ Anh - Gareth Ward đã đến thăm công ty Shire Oak International tại TP Hồ Chí Minh. Trong buổi trao đổi, ông cho rằng Việt Nam đã sẵn sàng trở thành quốc gia tiên phong trong lĩnh vực năng lượng bền vững ở Đông Nam Á.
Shire Oak International (SOI) là Nhà đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời đến từ Anh Quốc hiện đang triển khai hơn 720 dự án năng lượng mặt trời trên mái nhà với tổng giá trị 1,9 tỷ USD (44 nghìn tỷ đồng) trên khắp Việt Nam. Công ty chuyên đầu tư vào các dự án điện mặt trời cho các xưởng sản xuất trong nước.
Đại sứ Gareth Ward đã có chuyến thăm văn phòng của SOI đặt trụ sở trên đường Nguyễn Văn Hưởng, Thành phố Hồ Chí Minh. Buổi gặp mặt còn có sự tham gia của ông Sam Wood - Phó Tổng lãnh sự và Trưởng phòng Thương mại & Đầu tư tại Đại sứ quán Anh, cùng bà Vương Thị Khánh An - Trưởng phòng thương mại tại Tổng lãnh sự quán Anh.
Shire Oak International sau buổi trao đổi ý nghĩa với Đại sứ Anh
Đáp lại sự nhiệt thành của công ty, Đại sứ Gareth Ward cho biết: "Từ năm 1990, Vương quốc Anh giảm phát thải khí nhà kính 42% vẫn tiếp tục tăng trưởng kinh tế 72%. Điều này chứng minh rằng không cần phải hi sinh tăng trưởng kinh tế để sử dụng năng lượng bền vững. Tôi rất vui khi thấy Việt Nam đã đi đến một kết luận tương tự và có định hướng phát triển ngành năng lượng tái tạo một cách rõ rệt từ năm 2019."
Các nhân viên của Shire Oak Internation có cơ hội trò chuyện với ngài Đại sứ.
Giám đốc điều hành của SOI, ông Borries Plass, bày tỏ niềm cảm kích: "Chúng tôi rất vinh dự được chào đón Đại sứ Gareth Ward và đoàn đại sứ Anh đến thăm Shire Oak International. Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi thể hiện tâm huyết của mình, cũng như của chính phủ và doanh nghiệp ở Anh và Việt Nam, với lĩnh vực điện mặt trời."
Tiết kiệm hàng triệu đô la nhờ năng lượng mặt trời
Đầu tháng 6/2020, SOI công bố đã hoàn thành chín dự án điện mặt trời áp mái đầu tiên tại Việt Nam với tổng công suất lên đến 8.800 kW. Một số khách hàng của công ty gồm: Le Tran Group, Galaxy Cotton và BOHO Décor.
Trong chuyến thăm, Đại sứ Wood đã tham quan nhà máy của BOHO Décor tại Long An. Nhà máy được lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái với công suất 998 kWh, giúp ngăn ngừa phát tán tới 863 tấn khí thải Carbon Dioxide (Co2) mỗi năm.
Buổi họp tại nhà xưởng của BOHO Décor ở Long An
Giám đốc phát triển kinh doanh của BOHO, ông Nguyễn Minh Hoàng, đã chia sẻ một số đánh giá về hệ thống điện mặt trời áp mái: "SOI đem đến một giải pháp tối ưu. Ban đầu khi xây dựng nhà xưởng, BOHO cũng đã đặt câu hỏi cần phải làm gì để đóng góp được một phần vào việc gìn giữ môi trường của Long An. Giải pháp mà SOI cung cấp vừa giúp giảm đáng kể chi phí năng lượng, vừa thân thiện với môi trường. Tiền điện hàng tháng của BOHO giảm khoảng 15%. Ngoài ra, […] nhiệt độ khi vận hành của khu xưởng giảm xuống khoảng 5 - 7°C."
Bên cạnh đó, ông Hoàng cho biết độ phủ của tấm năng lượng mặt trời trên bề mặt mái xưởng "chỉ đạt 60%" (công suất ~1 MWh). Nếu vượt quá mức này, quy định hiện hành sẽ coi đơn vị là một trang trại điện mặt trời và áp thuế tương ứng. Vì thế, ông hi vọng "chính sách sớm được điều chỉnh để nhiều năng lượng sạch được tiêu thụ hơn."
Hiện tại, SOI đang vận hành một mô hình cho thuê. Khách hàng không mất phí lắp đặt hệ thống, thay vào đó, họ chỉ cần thanh toán chi phí mặc định trong suốt thời hạn hợp đồng cho việc sử dụng năng lượng. SOI đảm bảo mức thu này rẻ hơn so với chi phí sử dụng năng lượng điện lưới.
Ngài đại sứ tham quan hệ thống điện mặt trời áp mái BOHO Décor đang sử dụng
Một hợp đồng thuê thường kéo dài 15 - 20 năm, sau đó quyền sở hữu hệ thống được chuyển giao cho khách hàng. SOI ước tính các nhà sản xuất tại Việt Nam có thể tiết kiệm tới 4 triệu USD (93,2 tỷ đồng) chi phí năng lượng với hợp đồng 20 năm.
Ngành công nghiệp điện mặt trời nhận được sự đồng tình từ Chính phủ
Năm nay, chính phủ Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời. Hồi tháng 2, Chính phủ công bố chỉ tiêu: đến năm 2030, 20% điện năng của Việt Nam đến từ năng lượng tái tạo, trong đó có 12GW đến từ năng lượng mặt trời.
Tháng 4, Phó Thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng công bố mức thuế nhập khẩu mới cho các nhà cung cấp năng lượng tái tạo tại Việt Nam là 1.940 đồng (0,0838 đô la) cho mỗi kWh tạo ra. Mức giảm 10% so với giá cũ góp phần phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Hiện tại Việt Nam chỉ khai thác 8 MW công suất điện mặt trời so với mức tiềm năng 7.140 MW. Điều này khiến quốc gia trở thành thị trường đầy hứa hẹn cho các công ty năng lượng quốc tế như Tata Power, Siemens Gamesa, và Gulf Energy.
Theo báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, việc mở rộng công suất phát điện mặt trời ở Việt Nam có thể tạo ra tới 25.000 việc làm mới mỗi năm cho đến năm 2030 và 20.000 việc làm khác trong ngành sản xuất thiết bị cho thị trường toàn cầu.
Ngân hàng Thế giới cho biết thêm, năng lượng mặt trời sẽ là một yếu tố quan trọng giúp Chính phủ Việt Nam đáp ứng mục tiêu giảm biến đổi khí hậu và giảm nhu cầu sản xuất nguồn than mới.
Khí thải từ việc đốt than chiếm hơn 65% tổng lượng khí thải từ hệ thống năng lượng tại Việt Nam. Đến năm 2030, ước tính chi phí y tế do ô nhiễm sẽ lên tới khoảng 7 - 9 tỷ USD (163 tỷ - 209,6 tỷ đồng) nếu quốc gia không chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.