MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Shopee bị tố 'chơi xấu': Tặng voucher ép người bán đóng gian hàng trên Lazada, ai không ký vào thỏa thuận 'độc quyền' sẽ bị 'trừng trị'

26-04-2021 - 14:32 PM | Doanh nghiệp

Shopee bị tố 'chơi xấu': Tặng voucher ép người bán đóng gian hàng trên Lazada, ai không ký vào thỏa thuận 'độc quyền' sẽ bị 'trừng trị'

Tờ TechinAsia cho rằng Shopee đang mặc sức vung tiền, "chơi xấu" đối thủ khi lôi kéo người bán hàng..

Tờ TechinAsia nhận định thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang giống như trò chơi kéo co giành giật người bán.

Tuy nhiên, Shopee – sàn thương mại thuộc tập đoàn Sea đang chịu chỉ trích nặng nề bởi các đối thủ cạnh tranh do cách họ sử dụng để dành chiến thắng. Một vài dữ liệu cho thấy các đối thủ cạnh tranh đang chịu bất lợi trước chiến thuật thu hút người bán của Shopee.

Ví dụ như việc, Shopee gợi ý ký thỏa thuận độc quyền với người bán. Dựa trên các điều khoản hợp đồng và các cuộc hội thoại trên WhatsApp mà tờ TechinAsia có được, các đối thủ như Tokopedia và Lazada cũng cung cấp những thỏa thuận "ưu tiên" với người bán tuy nhiên, Shopee còn vượt xa ranh giới khi yêu cầu người bán đóng cửa hàng hiện tại của họ trên những nền tảng khác.

"Shopee gửi những voucher trị giá 459 USD cho những người bán được chọn. Điều kiện duy nhất là họ phải đóng cửa hàng trên Lazada trong ngày hội mua sắm 9/9 năm ngoái", đó là thông tin tờ TechinAsia có được.

Theo tài liệu này, Shopee cũng đã nêu rõ các hình phạt nếu các gian hàng vi phạm các điều khoản của thỏa thuận độc quyền, bao gồm thu hồi không chỉ lợi ích của thỏa thuận, mà còn loại bỏ chiết khấu vận chuyển hoặc mã vận chuyển miễn phí hoặc tệ hơn, bị cấm tham gia vào các chiến dịch tiếp thị trên nền tảng.

Shopee bị tố chơi xấu: Tặng voucher ép người bán đóng gian hàng trên Lazada, ai không ký vào thỏa thuận độc quyền sẽ bị trừng trị - Ảnh 1.

Cách làm của Shopee khiến những người bán hàng nhỏ lẻ phải đưa ra lựa chọn: Độc quyền làm việc với Shopee và được hưởng lợi từ chính sách giao hàng miễn phí hoặc hy vọng mong manh rằng vẫn có thể làm ăn tốt bằng việc duy trì cửa hàng trên nhiều nền tảng. Tuy nhiên đa phần người bán không muốn chọn ra đi bởi họ có thể bị giảm doanh thu so với đối thủ cạnh tranh - những người được hưởng lợi từ các chính sách của Shopee.

Trong khi các thương hiệu lớn có khả năng thương thảo về các điều kiện trong hợp đồng với các sàn thì những nhà buôn nhỏ rơi vào tình huống khó khăn.

"Kinh doanh kiểu của Shopee kết hợp với hàng tỷ USD rót vào thị trường đã tạo ra một hệ sinh thái méo mó, gây hại cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ", lãnh đạo từ một công ty thương mại điện tử chia sẻ.

Shopee hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

Phó chủ tịch Tokopedia Inna Chandika nói rằng nền tảng của họ "không buộc người bán chỉ được hoạt động trên nền tảng của mình hay cấm người bán sử dụng các nền tảng/kênh bán hàng khác tạm thời hay dài hạn".

Lazada hiện từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này. Tuy nhiên, nguồn tin của tờ TechinAsia cho biết nền tảng này cũng không cấm các nhà buôn đóng cửa hàng trên những nền tảng khác.

Đây không phải lần đầu tiên Shopee bị chỉ trích bởi chiến lược của họ. Năm 2019, công ty này đã buộc nhà buôn đóng cửa hàng trên Lazada vào ngày 12/12 nếu muốn được tăng khả năng hiển thị trên Shopee.

"Thành trì" của Shopee

Dù gia nhập thị trường tương đối muộn so với Lazada nhưng Shopee đã nhanh chóng giành được ngôi vị đứng đầu trong khu vực chỉ sau 5 năm. Việc mạnh tay chi cho quảng cáo – mức chi phí vượt 1 tỷ USD trong năm 2020 là chiến lược chính tạo nên thành công này.

Hiện tại, những thỏa thuận độc quyền như kể trên đặc biệt được Shopee thực hiện ở 3 thị trường dẫn đầu trong khu vực là Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Chiến lược của Shopee về việc đưa mã giảm giá và freeship có hiệu quả nhằm tăng lượt truy cập và lượng đơn hàng vì vậy họ vẫn tiếp tục thực hiện.

Shopee bị tố chơi xấu: Tặng voucher ép người bán đóng gian hàng trên Lazada, ai không ký vào thỏa thuận độc quyền sẽ bị trừng trị - Ảnh 2.

Tin nhắn được cho là của Shopee nhắn với các đối tác mở bán trên các sàn TMĐT khác với nội dung yêu cầu tài khoản bán hàng ngừng bán các sản phẩm của mình trên sàn TMĐT Lazada.

Ví dụ trên một đơn hàng giá ship 6,2 USD, một người bán tại Indonesia có thể nhận 3,4 USD – tức là trên 50% giảm giá ship.

Những con số này cho thấy lý do tại sao nhiều người bán vẫn chọn tham gia chương trình độc quyền của Shopee. "Có hàng nghìn người bán không muốn hoặc cảm thấy không thể bán trên những nền tảng khác bởi họ mất trợ giá".

Sức ảnh hưởng của Shopee có thể tạo lợi thế vượt trội của họ so với các người bán. Dựa trên ước tính, Shopee đang dẫn đầu về lượt người dùng hoạt động hàng tháng, đánh bại Bukalapak và Tokopedia ở Indonesia và Sendo, Tiki tại Việt Nam.

Tuy nhiên người bán cũng "rất thông minh, họ tự tìm ra cách riêng của mình. Để tiếp tục hoạt động nhiều nền tảng, họ sử dụng những tên cửa hàng khác nhau, kết nối với những tài khoản ngân hàng khác nhau.

Nguồn: TechinAsia

Theo Phương Linh

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên