“Siết tín dụng bất động sản khiến người nghèo khó mua nhà giá rẻ”
Đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, bất động sản là tài sản lớn, kỳ hạn dài nên tiềm ẩn rủi ro về chi trả, chênh lệch kỳ hạn. Do đó, tùy theo nhận diện rủi ro mà tổ chức tín dụng tự quyết định.
- 08-06-2022Việt Nam cần làm gì để thu hút FDI từ Đức?
- 08-06-2022"Chúng ta đang thất thu rất lớn đối với sàn thương mại điện tử và kinh doanh công nghệ"
- 08-06-2022Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Giảm tiếp thuế để kìm giá có thể dẫn tới buôn lậu xăng dầu”
Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chiều 8/6, đại biểu Lê Thanh Vân, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau nêu câu hỏi, thị trường bất động sản (BĐS) có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Siết chặt tín dụng với bất động sản có thể khiến thị trường đình trệ, khiến người nghèo, nhất là người nghèo ở đô thị, khó mua nhà giá rẻ hơn như mong muốn.
"Trong khi đó, mục đích của nhà nước là chống đầu cơ, chống bong bóng bất động sản. Thực tế, có nhiều doanh nghiệp BĐS làm ăn nghiêm túc, đúng pháp luật. Thống đốc có giải pháp gì về chính sách tiền tệ đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh?" - đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn.
Trả lời về vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước có chủ trương là mở rộng tín dụng phải đi đôi với an toàn hiệu quả; tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh và hạn chế vốn vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Theo bà Hồng, thị trường BĐS gồm nhiều chủ thể, thu hút được nhiều nguồn đầu tư khác nhau. Tín dụng là một kênh tham gia đầu tư BĐS. Nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương là mở rộng tín dụng phải đi đôi với an toàn hiệu quả; tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh và hạn chế vốn vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Lĩnh vực BĐS có rủi ro mất vốn. Để ngăn rủi ro tín dụng, các ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đủ điều kiện, đảm bảo khả năng trả nợ. Bản chất bất động sản là tài sản lớn, kỳ hạn dài, nên tiềm ẩn rủi ro về chi trả, chênh lệch kỳ hạn.
“Vốn ngân hàng 80% là vốn ngắn hạn trong khi vốn cho vay BĐS là dài hạn. Ngân hàng Nhà nước đã có các quy định kiểm soát, như cho vay kinh doanh BĐS phải có hệ số điều chỉnh rủi ro 200%. Còn các khoản có thế chấp bằng tài sản là bất động sản dao động từ 30-150%”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thông tin.
Do đó, bà Hồng cho rằng, tùy theo nhận diện rủi ro mà tổ chức tín dụng tự quyết định: "Cho vay với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản là do tổ chức tín dụng tự thỏa thuận với khách hàng và quyết định, trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động của chính họ”.
Điều hành nội dung phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, với thị trường BĐS, phải thanh tra, kiểm tra, giám sát từ sớm, từ xa, tránh trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”, tất cả thị trường phải thông suốt, một mặt phải giám sát, quản lý chặt thị trường đó, mặt khác phải tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường đó phát triển.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải chấn chỉnh, xử lý những cái méo mó, hư hỏng của thị trường chứ không phải là đóng cửa, hạn chế thị trường phát triển. Do đó, chính sách đối với tài chính, đối với kinh tế không thể giật cục, phải nhất quán, thông suốt, phải có dự phòng nhiều nội dung khác nhau.
Bộ trưởng Xây dựng thừa nhật thiếu gay gắt nhà ở xã hội, cho người thu nhập thấp
Ngay sau phần trả lời của nữ Thống đốc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nói thêm về thực trạng liên quan đến thị trường bất động sản hiện nay như thế nào, nhất là thị trường nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp và những ở cho phân khúc những cán bộ tầng lớp trung lưu mà nhiều doanh nghiệp bất động sản có tiềm lực thì vẫn làm được. Đó là một thành tố rất quan trọng của nền kinh tế.
Tham gia giải trình tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận, thị trường bất động sản đang bộc lộ rất hạn chế, bất cập, có những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh nổi lên như: hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, khó khăn về nguồn cung bất động sản, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp, hoạt động môi giới thiếu kiểm soát, quy hoạch còn nhiều bất cập ở các địa phương…
"Giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân. Điều này khiến cho người lao động thu nhập thấp tại các đô thị, công nhân khu công nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở. Các sàn giao dịch BĐS hoạt động thiếu ổn định, có hiệu tượng câu kết với nhau “găm hàng”, “thổi giá”, gây sốt ảo làm nhiễu loạn thị trường; hoạt động môi giới BĐS chưa được kiểm soát tốt...", Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ rõ.
Để khắc phục những tồn tại hạn chế trên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề xuất cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản để đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Đồng thời, tăng cường quản lý thị trường bất động sản, tăng nguồn thu, nhất là tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, công nhân khu công nghiệp phân khúc thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường bất động sản để kịp thời có biện pháp ổn định giá; kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục đầu tư đất đai, quy hoạch xây dựng; bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất; kiểm soát chặt chẽ được phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu riêng lẻ.
Ngoài ra, công khai hệ thống thông tin về nhà ở cho thị trường bất động sản; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; xử lý hành vi thông tin không chính xác, gây nhiễu loạn, tác động tiêu cực đến hoạt động thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.
VOV