Siêu dự án 300 tỷ USD khiến phương Tây nói 100 năm cũng không làm được, Trung Quốc chỉ cần 10 năm đã hoàn thành bằng công nghệ hiện đại nhất
Siêu dự án 300 tỷ USD dài 1.011 km đã được Trung Quốc hoàn thành chỉ trong 10 năm trong khi các nước phương Tây nhận định 100 năm cũng chưa thế hoàn thiện.
- 25-10-2023Apple Watch Ultra rơi xuống hồ, 3 tháng sau vớt lên vẫn hoạt động được
- 25-10-2023Trung Quốc bắt giữ nhiều tội phạm cầm đầu lừa đảo qua mạng
- 25-10-2023Tại sao nên tắt nguồn smartphone vài phút mỗi ngày?
Trong nhiều năm qua, nhiều công trình xây dựng ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của thế giới. Đối với nhiều nước phương Tây, đối mặt với môi trường xây dựng phức tạp như ở Trung Quốc, họ cho rằng nhiều dự án rất khó triển khai.
Trước đây, các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau của các nước phương Tây cho rằng dự án đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng trị giá 319,8 tỷ USD không thể hoàn thành trong vòng 100 năm. Tuy nhiên, các kỹ sư Trung Quốc nhận định dự án này có thể hoàn thành thành công trong 10 năm. Chiều dài của tuyến đường sắt này khoảng 1.011 km, trong đó, tổng chiều dài của các đường hầm và cầu đạt tới 958 km.
Sau khi tìm hiểu môi trường địa lý của các khu vực, Trung Quốc thấy rằng địa hình ở Tứ Xuyên rất phức tạp, việc xây dựng một tuyến đường sắt ở đây vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, vì sự phát triển của Tây Tạng, Trung Quốc, việc xây dựng đường sắt không thể gác lại. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, nếu không có tuyến đường sắt nối Tây Tạng với đất liền thì cuộc sống của người dân địa phương sẽ không được đảm bảo.
Từ những năm 1950, các cơ quan liên quan đã đến khu vực Tứ Xuyên - Tây Tạng và tiến hành khảo sát cẩn thận. Trong những năm 1990, việc lựa chọn tuyến đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng sơ bộ cũng được đưa vào các chương trình nghiên cứu.
Mặc dù địa hình gặp rất nhiều khó khăn, các kỹ sư Trung Quốc đã không từ bỏ việc xây dựng tuyến đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng. Năm 2013, đoạn đường sắt Thành Đô - Puzhou của đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng chính thức khởi công xây dựng. Đến năm 2015, đoạn tiếp theo của đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng cũng bắt đầu bước vào giai đoạn xây dựng toàn diện.
Để đi từ Tứ Xuyên đến Tây Tạng, sẽ cần đi qua nhiều ngọn núi, cao nguyên và sa mạc. Hơn nữa, mưa, tuyết cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các công trình xây dựng. Theo đó, để xây dựng tuyến đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng, Trung Quốc đã phải sử dụng rất nhiều công nghệ hiện đại nhất.
Đến nay, Trung Quốc đã hoàn thành phần lớn việc lắp đặt đường sắt cho tuyến đường này. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công đã được đội ngũ kỹ sư Trung Quốc giải quyết, tạo nên kỳ tích trong lịch sử công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng của thế giới.
Trung Quốc đã ứng dụng hệ thống tự động hóa, robot thông minh, thép chống ăn mòn cùng các công nghệ và vật liệu khác để nâng cao trình độ xây dựng thông minh của toàn tuyến đường. Cùng với đó, Trung Quốc sử dụng hệ thống điều độ thông minh và hệ thống chỉ huy để đảm bảo hoạt động của tuyến đường.
Hơn nữa, hệ thống phân tích dữ liệu lớn giám sát thảm họa đường sắt tốc độ cao cũng đã được xây dựng để phát hiện và xử lý kịp thời các mối nguy hiểm về an toàn tuyến thông qua giám sát thời gian thực . Từ đó, các công nghệ này mang lại sự đảm bảo tối đa để vận hành an toàn tàu.
Sau khi toàn tuyến đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng đi vào hoạt động, Trung Quốc cũng sẽ ứng dụng toàn diện các công nghệ thông tin hiện đại như cảm biến thông minh, internet vạn vật, điện toán đám mây, thông tin địa lý và định vị vệ tinh thông qua hệ thống GPS. Từ đó, hiện trạng của cây cầu cũng như quá trình vận hành, bảo trì được diễn ra suôn sẻ nhất.
Nói một cách đơn giản, sự chênh lệch độ cao và môi trường địa chất khắc nghiệt dọc theo tuyến đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng đã trở thành nguyên nhân khiến các nước phương Tây tin rằng Trung Quốc sẽ phải mất hơn 100 năm mới hoàn thành siêu công trình này.
Một số nước phương Tây cũng nói rằng tuyến đường sắt này rất khó để hoàn thành, nhưng Trung Quốc đã phá vỡ điều không thể và hoàn thành gần hết toàn bộ tuyến đường sắt trong vòng 10 năm. Điều này cho thấy tốc độ thực sự và năng lực của Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng.
Có thể thấy, mặc dù việc xây dựng tuyến đường sắt Tứ Xuyên-Tây Tạng là một vấn đề rất khó khăn nhưng các kỹ sư Trung Quốc sẵn sàng nỗ lực hết mình vì sự phát triển bền vững của đất trong tương lai.
Nhiều kỹ sư phương Tây rất sốc và tin rằng trong thời gian tới, các kỹ sư Trung Quốc cũng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa các công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng.
Nguồn: Sohu, International Railway Journal, People's Daily
Nhịp sống thị trường