MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Siêu dự án thủy điện sông Hồng: Ông chủ Xuân Thiện muốn được ưu đãi bán điện với giá cao "chót vót"

06-05-2016 - 18:44 PM | Bất động sản

Dự án giao thông thủy xuyên Á - cái tên được dư luận chú ý hàng đầu hiện nay, đang đề xuất rất nhiều ưu đãi, đặc thù để thực hiện dự án.

Dự án giao thông thủy xuyên Á do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Xuân Thành đề xuất nhằm tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện.

Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới trên 1,1 tỷ USD (khoảng 24.500 tỷ đồng). Nếu được chấp thuận dự án sẽ triển khai trong sáu năm (2016-2021).

Để thực hiện dự án này, chủ đầu tư là công ty Xuân Thiện đã xin hàng loạt ưu đãi, trong đó đáng chú ý bao gồm hỗ trợ giá bán điện đặc thù cho công trình, đồng thời có lộ trình tăng giá bán điện để hỗ trợ bù giá thu phí vận tải thủy và chi phí quản lý thu phí, duy tu, bảo dưỡng công trình.

Cụ thể, chủ đầu tư đề xuất 5 năm đầu mức giá là 1.900 đồng/kWh; 5 năm tiếp theo nâng lên mức 2.380 đồng/kWh và các năm tiếp theo tối thiểu từ 2.970 – 3.560 đồng/kWh và theo quy định của ngành điện.

Mức giá trên cao hơn rất nhiều so với giá bán điện bình quân hiện tại của EVN. Giá bán điện bình quân năm 2015 mà EVN bán ra là 1.630 đồng/kWh

Miễn thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước và thuế dịch vụ môi trường rừng (điều này Bộ Tài chính cho rằng không đúng với quy định của pháp luật hiện nay và đề nghị, nếu dự án được cho phép thực hiện, phải thuân thủ quy định hiện hành về các nghĩa vụ thuế, phí này); miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho đến khi hoàn vốn.

Mức phí luồng, tuyến và phí qua âu được điều chỉnh theo thời gian.

Được biết, Dự án giao thông thủy xuyên Á dự kiến sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tầu, nạo vét luồng trên toàn tuyến đường thủy nội địa đoạn Việt Trì – Lào Cai (chiều dài 288 km); kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp điện lượng hàng năm khoảng 912 triệu kWh/năm.

Bên cạnh đó, xây dựng thêm 7 cảng dọc tuyến, bao gồm Cảng Phố Mới, Apatit, Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội).

Về tiến độ, dự án dự kiến được thực hiện trong 6 năm (2016 – 2021), chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (3 năm): Xây dựng đợt 1 các công trình nạo vét chỉnh trị sông giai đoạn 1 – thuộc tiểu dự án 1 (đoạn Việt Trì – Yên Bái). Xây dựng các công trình đầu mối Yên Bái, Lâm Giang I, Lâm Giang II; nâng cấp báo hiệu đường thủy, xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị quản lý; xây dựng hệ thống cảng.

Giai đoạn 2 (3 năm): Hoàn thiện các công trình thuộc dự án 1 (đoạn Việt Trì –Yên Bái). Xây dựng các công trình đoạn Yên Bái – Lào Cai bao gồm: Nạo vét, phá đá các đoạn cạn, thanh thải chướng ngại vật; Xây dựng công trình đầu mối Bảo Hà, Bảo Châu, Thái Niên.

Công trình sẽ do nhà đầu tư tự tổ chức quản lý, khai thác theo thỏa thuận hợp đồng và các quy định của pháp luật; thành lập các trạm thu phí hoặc kết hợp với đơn vị quản lý công trình, cảng vụ.

Lan Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên