MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới lo ngại về những lĩnh vực "dễ tổn thương" nhất

10-03-2020 - 12:33 PM | Tài chính quốc tế

Số bệnh nhân coronavirus ở Đức đã tăng lên 1.175 người tính đến ngày 10/3, với mối lo ngại đang ngày càng gia tăng do tác động kinh tế của dịch lan truyền đến một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu nhất thế giới.

Là quốc gia đông dân nhất Tây Âu, Đức có số lượng ca lây nhiễm được ghi nhận lớn thứ hai trên lục địa già sau nước Ý. Cho đến nay, không có trường hợp tử vong nào được báo cáo.

Với mối lo ngại ngày càng tăng do "lỗ hổng" của chuỗi cung ứng quốc tế bởi một dịch bệnh kéo dài, Ola Kallenius, giám đốc điều hành của nhà sản xuất Mercedes Daimler, đã cảnh báo về sự quay trở lại của chủ nghĩa dân tộc kinh tế.

"Những sự kiện này cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu mong manh như thế nào", ông nói với tạp chí Der Spiegel. "Nhưng một thế giới không có sự hợp tác làm việc toàn cầu sẽ ít thành công hơn... Chúng ta nên bảo vệ (sự thành công đó) trong khi kiểm tra các lỗ hổng nơi chúng ta có thể mang lại nhiều sự bền vững hơn trong chuỗi cung ứng."

Ông cho biết các nhà sản xuất ô tô đã "dần dần tăng cường" sản xuất trở lại ở Trung Quốc sau khi các hoạt động tại đây đã bị đình trệ do bị tác động bởi dịch Covid-19 kéo dài. Nhưng dịch bệnh này sẽ có tác động đến doanh thu, lợi nhuận của công ty. "Chúng tôi chưa thể nói tác động sẽ là gì, nhưng rõ ràng cả sản xuất và bán hàng sẽ bị ảnh hưởng", ông nói thêm.

Lufthansa, tập đoàn hàng không lớn nhất châu Âu, hôm thứ Sáu tuyên bố rằng họ sẽ giảm một nửa số chuyến bay mà hãng sẽ khai thác trong vài tuần tới do nhu cầu giảm đột ngột.

Trong khi đó, chính phủ đã từ chối các lời kêu gọi kích thích kinh tế trực tiếp để chống lại tác động của các thiệt hại, chỉ nói rằng họ có các nguồn lực để làm như vậy nếu cần thiết, nhiều biện pháp triệt để hơn đang được cân nhắc.

Tờ báo Handelsblatt báo cáo rằng các đảng trong liên minh của Thủ tướng Angela Merkel đang thảo luận về cách giúp các công ty tạm thời rút ngắn thời gian làm việc của nhân viên bằng cách cho họ giảm một số chi phí cho lợi ích an sinh xã hội.

Và với sự hoảng loạn thông qua những bức ảnh hoàng loạt kệ hàng siêu thị trống trơn trên các phương tiện truyền thông xã hội, Bộ trưởng Giao thông Andreas Scheuer khuyến nghị rằng lệnh cấm giao hàng vào ngày Chủ nhật vốn "bất khả xâm phạm" sẽ được dỡ bỏ để dễ dàng thay thế nguồn cung hàng hóa mới.

 
Số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới lo ngại về những lĩnh vực dễ tổn thương nhất - Ảnh 2.

Phạm Cường

Trở lên trên