Số giờ bạn ngồi mỗi ngày quyết định tuổi thọ của bạn: Ngồi lâu thậm chí còn nguy hiểm hơn cả hút thuốc lá, giảm chục năm tuổi thọ!
Ngồi lâu khiến cơ thể lão hóa sớm. Các cơ quan khác nhau bị ép chặt trong nhiều năm, rất khó để không bị tổn thương.
- 21-09-2021Ở tuổi trung niên, bất kể là nam hay nữ, 4 bộ phận này càng "sạch" thì càng sống thọ: Nếu bạn chú tâm thì nên chăm sóc ngay từ bây giờ
- 18-09-2021Người có tuổi thọ ngắn thường mắc phải 5 thói quen sinh hoạt này: Nếu bạn có 1 dấu hiệu thì cũng phải cực kỳ chú ý!
- 13-09-2021Sau 45 tuổi là thời kỳ nâng cao sinh mệnh, BẢO VỆ 4 nơi, tuổi thọ "không rủ cũng tới"
Bacon có một câu nói nổi tiếng rằng:
"Thói quen là một sức mạnh quật cường và to lớn, nó có thể làm chủ cuộc đời."
Thói quen tốt thành toàn một đời người, thói quen xấu làm hại cơ thể.
Thói quen xấu nào làm hại cơ thể?
Có lẽ thứ bạn nghĩ tới đầu tiên sẽ là hút thuốc lá.
Nhưng có một thói quen thậm chí còn nguy hại hơn cả việc hút thuốc lá, và có nhiều người mắc phải hơn, bất kể là nam hay nữ, đó chính là ngồi lâu.
01
Ngồi lâu là một thói quen cực kì tai hại
Có một tin tức nói:
Ở nước ngoài, có một phụ nữ ngồi tàu hỏa suốt 17 tiếng đồng hồ, giữa đường, cô cảm thấy hai chân của mình bị tê và nhức. Sau khi xuống tàu, cô bất ngờ gặp phải các triệu chứng như khó thở, sau đó là choáng váng và chóng mặt, nó không thuyên giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi.
Sau khi tới bệnh viện, cô được chẩn đoán bị tắc mạch phổi và đã qua cơn nguy kịch.
Một trong những nhược điểm lớn của việc ngồi lâu là máu bị dồn xuống chi dưới và máu lưu thông chậm lại, dẫn đến chức năng tim phổi giảm và lượng máu cung cấp cho não không đủ.
Vì vậy, việc ngồi lâu cũng chẳng khác gì hành động làm tổn thương cơ thể mãn tính.
Tổ chức Y tế Thế giới từ lâu đã liệt kê ít vận động là một trong mười tác nhân gây chết người và gây bệnh nhiều nhất.
Ngồi lâu có thể xem là thói quen xấu nhất.
Việc sửa những thói quen xấu sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều phiền toái, thay vào đó, phát triển những thói quen tốt sẽ khiến chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.
Theo một nghiên cứu khảo sát:
Thực hiện 20-40 phút tập thể dục cường độ vừa phải mỗi ngày có thể bù đắp nguy cơ tử vong do ngồi ít vận động.
Chúng ta phải có ý thức tránh ngồi quá 90 phút, ngay cả khi đang ngồi, chúng ta cũng có thể làm một vài động tác như vận động vai, xoay cổ…
Sau khi ngồi lâu, hãy đứng dậy vươn vai, vặn eo hoặc thực hiện một số bài tập đơn giản như ngồi xổm, đứng dựa vào tường, nâng cao chân, chống đẩy…
Bạn cũng có thể tập một hoặc hai nhóm yoga hoặc Thái Cực Quyền, thời gian không cần quá lâu, vài phút là có thể thả lỏng cơ thể.
Cố gắng ngồi ít nhất có thể, đi bộ nhiều hơn và năng hoạt động là cách để tăng cường sức khỏe.
02
Ngồi lâu khiến con người già đi sớm hơn
Một tạp chí y khoa nổi tiếng đã từng công bố một nghiên cứu rằng:
Sau khi điều tra gần 1.500 phụ nữ lớn tuổi, họ phát hiện ra rằng những người thích ngồi lâu trông già hơn 8 tuổi so với tuổi thực của họ.
Vì ngồi lâu sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào, có thể thấy rõ được ở những người ngồi lâu đó là dù chỉ ở độ tuổi 40, nhưng họ lại có những chức năng thể chất giống như những người ở độ tuổi 50.
Trong vài năm đầu khi Haruki Murakami (tiểu thuyết gia nổi tiếng người Nhật Bản, tác giả của cuốn "Rừng Na Uy") bắt đầu viết văn, ông rất khỏe mạnh.
Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài làm việc bàn giấy và ngồi yên một chỗ quá lâu, cơ thể ông nhanh chóng xuống cấp từ trong ra ngoài.
Sau đó, Haruki Murakami nhận ra rằng để có thể tiếp tục viết, ông phải duy trì một phong cách làm việc lành mạnh.
Vì vậy, ông quyết định biến cuộc sống của mình trở nên kỷ luật hơn bằng cách cố định thời gian ngồi trên bàn mỗi ngày, kiên trì chạy bộ vào mỗi buổi chiều, không bao giờ thay đổi.
Sách "Hoàng đế nội kinh", cuốn sách ý học lâu đời của Trung Quốc cũng nói: "Nhìn lâu làm tổn thương huyết, nằm lâu làm tổn thương khí, ngồi lâu làm tổn thương da thịt, đứng lâu làm tổn thương xương cốt, đi bộ lâu làm tổn thương gân cốt."
Ngồi lâu khiến cơ thể lão hóa sớm. Các cơ quan khác nhau bị ép chặt trong nhiều năm, rất khó để không bị tổn thương.
Thường xuyên nhấc mông ra khỏi ghế là một cách để giảm sức ép cho cơ thể.
03
Năng vận động là vua
Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện trí nhớ, phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Chắc hẳn ai cũng có một môn thể thao mà mình yêu thích và kiên trì tập luyện như đi bộ, leo núi, khiêu vũ… Chỉ có kiên trì tập luyện, chúng ta mới có thể duy trì được một cơ thể khỏe mạnh.
Một nhà văn từng nói:
"Ở người ít vận động, hệ sinh thái trong cơ thể giống như một vũng nước tù đọng, không có sinh khí; ở người thường xuyên vận động, hệ sinh thái trong cơ thể giống như một dòng suối trong vắt, sạch sẽ, không có một chút vết tích của cặn đục."
Tập thể dục là bí quyết duy trì sức khỏe tự nhiên nhất.
Trong nửa đầu của cuộc đời, để tồn tại, chúng ta đầu tư thời gian vào tiền bạc.
Trong nửa sau, chúng ta nên đầu tư số vốn hạn hẹp của mình cho sức khỏe.
Mỗi tuần, dành ra một khoảng thời gian để tập thể dục, không cần quá sức, chỉ cần thư giãn, đổ mồ hôi và quan trọng nhất là phải kiên trì.
Hãy ra ngoài vận động chân tay, và bạn sẽ gặp được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Doanh nghiệp và tiếp thị