Sợ nhất là bố mẹ đi viện nhưng mình không có đồng nào trong người: Hai cô gái "thức tỉnh", sống tiết kiệm để dư thêm vài triệu/tháng
Nếu không có quyết tâm đủ mạnh, bạn sẽ khó từ bỏ nhiều thói quen tiêu tiền hoang phí.
- 11-05-2024Cô gái tiết kiệm được gần 700 triệu đồng nhờ không mua quần áo trong một năm
- 11-05-2024Bà lão giàu nhất làng có 6 tỷ đồng tiết kiệm, vì lời con rể mà không cho con gái thừa kế một đồng: Lý do đằng sau gây phẫn nộ
- 10-05-2024Mùa hè dùng điều hoà thế nào để tiết kiệm điện tối đa mà vẫn mát mẻ: Có 4 mẹo hay không nên bỏ qua!
- 07-05-2024Gen Z xứ Trung có chiêu tiết kiệm không giống ai: Tưởng tượng mình đang mang thai để cất 21 triệu và nhiều thứ khác nữa!
"Cú sốc" tài chính sau khi bố mẹ hỏi mượn tiền đi viện
Cú sốc nào khiến bạn thay đổi hoàn toàn cách chi tiêu? - Với hai bạn trẻ dưới đây, câu trả lời chính là sau khi bố mẹ hỏi mượn tiền đi viện. Từng kiếm được đồng nào thì tiêu hết sạch đồng đó, thế nhưng họ đã phải học lại cách tiết kiệm trong chi tiêu nếu không muốn một ngày bố mẹ hỏi vay tiền, trong túi lại không có đồng nào.
Nhật Linh (29 tuổi, Hà Nội) bắt đầu thay đổi cách quản lý tài chính từ 4 năm trước. Bởi lẽ thời điểm đó, cô từng rơi vào tình cảnh rỗng ví, đặc biệt hơn cả là khi bố mẹ cần đi viện, trong túi Nhật Linh hầu như không còn đồng nào để đưa họ. Từ sau trải nghiệm đó, cô nàng cần trân trọng giá trị của tiền bạc.
Nhật Linh nhớ lại: "4 năm trước là bắt đầu của chuỗi ngày khó khăn với mình. Ban đầu mình rơi vào tình cảnh thất nghiệp, sau đó mấy năm là dịch bệnh Covid-19 khiến tổng thu nhập bị ảnh hưởng nặng nề.
Công việc gặp rắc rối, gia đình lại cần mình hỗ trợ về tài chính mà trong tài khoản tiết kiệm chỉ còn vài triệu đồng. Để có tiền gửi cho bố mẹ, mình phải lấy hết khoản tích lũy, kết hợp thêm vay mượn từ bạn bè. Khi đó mình mới tự nhủ, nếu cứ kiếm được đồng nào mà xài hết đồng đó thì lúc tài chính đi xuống, mình lấy đâu ra tiền để trang trải?”.
Nhật Linh tự nhận, trước đó cô chưa bao giờ giỏi trong việc kiểm soát bản thân, việc chi tiêu cũng thế. Ngay từ khi mới ra trường đã có mức lương tốt hơn so với bạn bè đồng trang lứa khiến cô càng nảy sinh ảo tưởng về tài chính.
Tuy nhiên, may nhờ thời điểm khó khăn về tài chính kia đã thức tỉnh cô. "' Tiền không thể như lá cây' và nếu mình cứ sống vô lo vô nghĩ với tiền bạc như hiện tại thì lúc bị cơn sóng tài chính đánh gục, mình và gia đình không thể đứng lên" , Nhật Linh tâm sự.
Một trường hợp khác, Mỹ Duyên (30 tuổi, TP.HCM) cũng cho biết cách đây 6-7 năm, cô chưa chú trọng kiểm soát tài chính. Một phần vì mức lương chưa cao, phần còn lại là do thương bố mẹ nên cô thường xuyên mua sắm và đỡ đần gánh nặng tài chính cho gia đình. “Không tiết kiệm được đồng nào" là lời tổng kết của Mỹ Duyên về tình trạng ví tiền của cô tại thời điểm này.
Tuy nhiên, một sự kiện xảy ra cách đó không lâu đã làm cô nàng thay đổi hoàn toàn quản lý tiền bạc. “Đó là lúc mẹ mình lên TP. HCM khám bệnh. Mình không có tiền tiết kiệm đâu, chỉ có vài triệu đồng để trong tài khoản thôi.
Sau đó mình mới suy nghĩ, nếu bản thân cứ kiếm được đồng nào là xài đồng nấy thì tới lúc có chuyện xảy ra, mình không biết xoay xở kiểu gì hay vay mượn từ ai. Điều này giống như việc mình muốn đưa mẹ đi khám bệnh mà bản thân chẳng có tiền thì phải làm thế nào?”, Mỹ Duyên nhớ lại.
Thay đổi từng thói quen nhỏ để tiết kiệm thêm vài triệu đồng mỗi tháng
Trong thói quen tài chính hiện nay, Mỹ Duyên nghiêm túc thực hiện 2 bước cơ bản đó là tăng thu và giảm chi. Về tăng thu, cô nàng chọn lối sống tối giản, với tiêu chí càng bớt được khoản tiêu xài tốn kém và lãng phí nào càng tốt. Đồng thời mỗi tháng sau khi nhận lương, Mỹ Duyên đều trích khoảng 30 - 40% từ thu nhập để bỏ vô tài khoản tiết kiệm.
Cô nàng cho hay: “Hồi chưa biết quản lý tài chính, mình ở sang lắm. Hai chị em thôi mà ở chung cư với giá thuê 6,5 triệu đồng/tháng, chưa tính chi phí điện nước, tiền sinh hoạt, ăn uống…
Sau này, mình chọn thuê nhà nguyên căn ở xa chỗ làm một chút, giá 6,7 triệu đồng/tháng. Sau đó, mình kêu thêm 2 bạn khác ở cùng thì tính ra mỗi người đóng 1,7 triệu đồng/tháng tiền thuê nhà, đã bao gồm chi phí điện nước. Về khoản ăn uống, có tháng mình chủ yếu ăn trên công ty, bữa sáng nhẹ nhàng, còn cuối tuần mình nấu ăn tại nhà. Song với đó, mình cũng tối giản lại các khoản chi tiêu cho mua sắm, gặp gỡ bạn bè…” .
Còn trong chuyện tăng chi, cô nàng đã làm thêm nhiều công việc tay trái để gia tăng thu nhập. Được biết, ngoài công việc văn phòng, Mỹ Duyên còn nhận nhiều job freelance là blend và retouch, sale, sáng tạo nội dung, kinh doanh riêng và Affiliate Marketing.
Còn về phía Nhật Linh, cô cho biết dù kiếm được 30 triệu đồng/tháng nhưng cô luôn duy trì chi tiêu cá nhân là 10 triệu đồng, tức tiết kiệm được 2/3 thu nhập. Để đạt được mục tiêu này, Nhật Linh đã duy trì kế hoạch tài chính nghiêm ngặt.
- Thứ nhất, cô bắt mình phải học cách tuân thủ kế hoạch tài chính
Cụ thể hơn, Nhật Linh luôn chia thu nhập hàng tháng thành 2 phần, gồm quỹ tiết kiệm (2/3 thu nhập) và quỹ chi tiêu cá nhân (1/2 thu nhập). Trong quỹ chi tiêu cá nhân, cô lại tách nhỏ chúng thành 3 khoản là chi phí sinh hoạt bắt buộc - tiền mua sắm cho sở thích cá nhân - tiền phát sinh (chỉ chiếm 10% trong chi tiêu cá nhân hàng tháng). Nhờ việc phân nhỏ thu nhập, cô thuận lợi kiểm soát được đồng tiền trong ví và không chi tiêu "thả cửa" như trước.
- Thứ hai, cô bắt mình ghi chép từng khoản chi tiêu hàng tháng. Bên cạnh đó, Nhật Linh thường ưu tiền mang tiền mặt khi thanh toán. Bởi cô cho rằng, hình thức chuyển khoản sẽ khiến mình chi tiêu phung phí hơn, trong khi dùng tiền mặt thì cô cần suy nghĩ cẩn thận trước khi bắt tay tiêu xài một món đồ nào đắt giá.
- Thứ ba, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
Nhật Linh cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhất giúp cô tiết kiệm được nhiều tiền hơn từ thu nhập đang có.
Cô nàng chia sẻ một số tips để thắt giảm chi tiêu: “Mình chuyển từ ở căn hộ giá thuê 7 triệu đồng/tháng, xuống ở ghép căn chung cư mini chỉ 4 triệu đồng đã bao gồm tất cả chi phí. Tiếp theo là trong chuyện mua sắm quần áo và mỹ phẩm, số tiền dành cho những khoản này của mình đã cắt giảm một nửa so với trước đây. Nếu như ngày trước, mình cần đến hơn 30 phút cho khâu makeup trước khi ra đường thì giờ mọi thứ tối giản hơn, chỉ vỏn vẹn trong 4 bước thiết yếu là bôi kem dưỡng - bôi kem chống nắng - kẻ lông mày và tô son.
Số tiền cần chi cho những buổi ăn uống vô nghĩa giờ cũng được cắt giảm gần hết, một phần vì mình không có nhiều bạn, một phần vì giờ mình chỉ chọn hiệu ăn bình dân, hiếm hoi lắm mới thấy mình bỏ đến hơn 500 ngàn đồng cho một buổi tiệc như trước. Tiêu xài cho các thiết bị công nghệ đắt tiền cũng không cần thiết nữa, vì giờ mình thấy bản thân không có nhu cầu flex qua các món đồ vật chất nữa".
Nhịp sống thị trường