MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

So sánh lãi suất các dịch vụ cầm đồ online ở Việt Nam

15-09-2022 - 14:26 PM | Kinh tế số

So sánh lãi suất các dịch vụ cầm đồ online ở Việt Nam

Từ khi đại dịch diễn ra, dịch vụ cầm đồ online ngày càng được nhiều người sử dụng vì sự tiện lợi cũng như chất lượng dịch vụ ngày càng cải tiến hơn. Bởi vậy những thông tin liên quan tới dịch vụ này nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là thông tin về lãi suất cho vay.

Thông thường mức lãi suất cầm đồ hiện nay đang cao hơn ít nhiều so với ngân hàng. Tuy nhiên, không ít khách hàng như sinh viên, người lao động,… vẫn thường tìm tới tiệm cầm đồ để vay tiền hơn. Vì khi tới các ngân hàng, thủ tục vay thường khá phức tạp, phải có tài sản thế chấp và chứng minh thu nhập. Chỉ cần hồ sơ vay vốn thiếu hoặc sai 1 giấy tờ đều có thể bị từ chối cho vay. Hơn nữa, thời gian chờ ngân hàng duyệt hồ sơ và giải ngân cũng rất lâu, phải từ 5 - 14 ngày.

Tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng, mức lãi suất thường dao động trong khoảng 9 - 16%/năm đối với vay ngân hàng có thế chấp tài sản. Nếu vay qua thẻ tín dụng, lãi suất sẽ rơi vào khoảng 0 - 36%/năm. Trường hợp, khách hàng vay tín chấp qua các công ty tài chính, mức lãi suất dao động từ 24 - 36%/năm.

Tuy nhiên, dịch vụ cầm đồ online lại thuận tiện hơn cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng cần tiền gấp. Với hình thức cầm đồ online, khách hàng chỉ cần đăng ký online, nhân viên sẽ thông báo kết quả kiểm định tài sản sau vài phút. Để không rơi vào cảnh nợ nần chồng chất thì khách hàng cần phải tìm được một đơn vị cầm đồ uy tín và đáng tin cậy. Khách hàng cũng cần phải tìm hiểu rõ tiệm cầm đồ đó đang áp dụng mức lãi suất cầm đồ bao nhiêu, chính sách và phụ phí như thế nào để tránh những tình huống phát sinh về sau.

Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định mức lãi suất cho vay đối với dịch vụ cầm đồ không được vượt quá tỷ lệ lãi suất theo Bộ luật Dân sự quy định. Lãi suất cầm đồ và phí cầm đồ không được vượt quá 4,2%/tháng tính trên số tiền giải ngân của mỗi lần cầm đồ. Trường hợp vay nóng ngắn hạn dưới 15 ngày, lãi suất cho vay cầm đồ tối đa không quá 0,3% ngày.

Theo Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005, lãi suất cầm đồ hoặc lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước công bố. Khoản 3 điều 11 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt đối với trường hợp lãi suất vượt mức cho phép là từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Như vậy, mức lãi suất quy định cho cả dịch vụ cầm đồ online và dịch vụ cầm đồ truyền thống không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước công bố. Đối với các đơn vị có dịch vụ cầm đồ online, mức lãi suất đều được công khai trên website của đơn vị.

So sánh lãi suất các dịch vụ cầm đồ online ở Việt Nam - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng hợp từ các đơn vị cầm đồ online

Cụ thể, dịch vụ cầm đồ online Tima đang hỗ trợ cầm đồ với các sản phẩm như ô tô, xe máy, đăng ký xe máy,... với hạn mức vay 50 triệu. Lãi suất vay tại đơn vị này rơi vào khoảng 18%/năm, tương đương với 1,5%/tháng. Thấp hơn một chút là F88 và T99 với mức lãi suất 13,2%/năm, tương đương với 1,1%/tháng.

VietMoney là đơn vị cung cấp dịch vụ cầm đồ online có mức lãi suất khá thấp trên thị trường. Mức lãi suất cầm đồ tại VietMoney tối thiểu 1%/tháng và tối đa 12%/năm. Thời hạn cầm cố linh hoạt từ 1 - 12 tháng. Thời hạn thanh toán linh hoạt nếu sau 5 ngày sau khi hết hợp đồng.

Nếu khách hàng chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán hợp đồng và nhận lại tài sản, thì chỉ cần thanh toán thêm tiền lãi và hợp đồng tự gia hạn thêm. Bảo hiểm tài sản lên đến 150% giá trị.

Ngoài ra, hầu hết các trang website/ ứng dụng cho vay đều yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân và số điện thoại người thân để đảm bảo uy tín. Do đó, người đi vay cần cẩn thận không để xảy ra trường hợp bị quá hạn trả nợ sẽ gây ảnh hưởng người thân vì các công ty tài chính sẽ liên hệ để nhắc thu hồi nợ.

Ngoài lãi suất sẽ còn nhiều phụ phí kèm theo như phí bảo hiểm, phí hợp đồng, phí tư vấn,… Vì vậy, khách hàng cần tìm hiểu và tính xem mình phải trả tổng hết là bao nhiêu trước khi quyết định vay.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên