"Số tiền nợ xấu có thể xây được 3 sân bay Long Thành"
"Chúng ta làm sao vận hành để 600.000 tỷ này quay lại phục vụ cho tăng trưởng kinh tế khi mà nguồn lực của chúng ta còn rất hạn chế. Con số này chúng ta có thể làm được 3 sân bay Long Thành mà Quốc hội đang đưa ra bàn”- ĐB Nguyễn Văn Thắng nêu.
- 07-06-2017Những ý kiến nào của đại biểu Quốc hội được tiếp thu và bổ sung vào dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu?
- 07-06-201720 phút đăng đàn của Thống đốc, nhiều số liệu về nợ xấu và vi phạm ngân hàng được công bố
- 07-06-2017ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: Nợ xấu một phần do nhận thức ‘tiền là tiền ngân hàng, người là người trại giam’
Số tiền do nợ xấu có thể xây được 3 sân bay Long Thành
ĐB Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) đồng tình với nội dung tờ trình của Chính phủ, NHNN và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về sự cần thiết ban hành Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. ĐB Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nợ xấu phát sinh là vấn đề tất yếu, còn hoạt động cho vay thì còn nợ xấu.
ĐB Nguyễn Văn Thắng
“Nợ xấu phát sinh từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Tuy nhiên qua thống kê cho thấy nợ xấu phát sinh cao đột biến đến mức phải can thiệp của nhà nước đều xuất phát từ các cú sốc của nền kinh tế, và trường hợp này xảy ra ở rất nhiều các quốc gia từ những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc đến những nước có trình độ quản lý thấp hơn nhưng cũng là những nền kinh tế có sức mạnh hàng đầu trong Asean như Thái Lan.
Tại VN, qua số liệu thống kê cho thấy, nợ xấu phát sinh đột biến từ năm 2012 với con số lên đến 17% và tiếp tục phát sinh trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do sự khủng hoảng của thị trường bất động sản, chứng khoán và nền kinh tế tăng trưởng nóng trong giai đoạn trước đó.
Mặc dù hệ thống NH đã tích cực xử lý nhưng con số hiện nay còn rất lớn, xấp xỉ 600.000 tỷ đồng.Và chiếm tới 10,8% theo báo cáo”- ĐB Nguyễn Văn Thắng nói.
Nhưng vị đại biểu này cũng nhấn mạnh, Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất đến nay có nợ xấu của nền kinh tế vượt quá 10% mà không có tổ chức tín dụng nào bị vỡ. Có thể nói đây là sự cố gắng rất lớn của Đảng và Nhà nước, còn trong thực tế là các quốc gia nếu nợ xấu trên 10% thì các ngân hàng, các tổ chức tín dụng bị đổ vỡ.
“Trong 600.000 tỷ này thì 90% là tiền của dân, ngân hàng chỉ có 10% thôi do vậy vấn đề cấp bách của xử lý khoản này là để bảo vệ không chỉ cho những tổ chức tín dụng mà là bảo vệ cho chính người dân, và chúng ta làm sao vận hành để 600.000 tỷ này quay lại để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế khi mà nguồn lực của chúng ta còn rất hạn chế. Với con số này chúng ta có thể làm được 3 sân bay Long Thành mà Quốc hội chúng ta đang đưa ra bàn”- ĐB Nguyễn Văn Thắng nêu.
ĐB Nguyễn Văn Thắng cho rằng, Nghị quyết về xử lý nợ xấu nếu được Quốc hội phê chuẩn sẽ tháo gỡ những nút thắt tạo ra thị trường mua bán nợ đúng nghĩa và các khoản nợ xấu này sẽ được bán nhanh hơn.
Nhiều khách hàng chây ì, trốn tránh trách nhiệm trả
Giải trình ý kiến của các ĐBQH, Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Minh Hưng nêu ra nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra nợ xấu. Ông cho biết, về khách quan thời gian qua sự bất ổn chính trị, kinh tế thế giới tác động rất mạnh và gây rủi ro rất lớn đến sản xuất kinh doanh trong nước. Trong khi đó, kinh tế trong nước cũng còn khó khăn, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, nợ công tăng nhanh. Một yếu tố khá quan trọng khác là thị trường BĐS có thời gian dài trầm lắng.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng
“Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng, hiệu quả còn thấp, nên khi có biến động từ bên trong và bên ngoài đều tác động trực tiếp đến hoạt động DN vay vốn, từ đó đã gián tiếp và trực tiếp gây ra nợ xấu”, người đứng đầu ngành ngân hàng cho biết.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2011-2015 bình quân mỗi năm có trên 63.000 DN giải thể và phá sản, cũng là yếu tố làm gia tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, giai đoạn vừa qua các chính sách vĩ mô còn thiếu ổn định, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng...“Như nhiều ĐBQH nêu, nhiều khách hàng vay ngân hàng còn chây ì, trốn tránh trách nhiệm trả nợ”, Thống đốc Lê Minh Hưng nói.
Về nguyên nhân chủ quan, Thống đốc Lê Minh Hưng thừa nhận, quy trình tín dụng của một số tổ chức tín dụng còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, tạo kẽ hở để khách hàng và cán bộ ngân hàng lợi dụng. Năng lực quản trị rủi ro của một số tổ chức tín dụng còn hạn chế, kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa tốt… Chuẩn mực đạo đức cán bộ chưa được quan tâm dẫn đến rủi ro trong việc cho vay.
“Một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hoá biến chất, lợi dụng chức vụ quyền hạn để câu kết với khách hàng cố ý làm trái các quy định. Các hành vi vi phạm này trong thời gian qua đã, đang và sẽ được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, Thống đốc Lê Minh Hưng nói.
Thống đốc cũng thẳng thắn thừa nhận công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua còn hạn chế, còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng trong tình hình mới. Còn một số ít trường hợp cán bộ thanh tra giám sát ngân hàng còn vi phạm pháp luật.
Về xử lý trách nhiệm nợ xấu, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trong dự thảo Nghị quyết, Chính phủ đã bàn rất kỹ và không có quy định nào trong dự thảo có thể tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hay tổ chức, cá nhân liên quan có thể trục lợi. Các hành vi vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
"Định hướng trong điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới là kiểm soát ổn định vĩ mô, tạo điều kiện tăng cường năng lực thanh tra giám sát; yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường năng lực quản trị điều hành để hạn chế phát sinh nợ xấu" -Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.
Infonet
Sự kiện: Nghị quyết xử lý nợ xấu
Xem tất cả >>- Công bố nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu
- Chủ tịch Quốc hội: Không dùng ngân sách để trả nợ xấu cho ngân hàng
- BIDV có thể hưởng lợi nhiều nhất từ Nghị quyết xử lý nợ xấu
- Éo le khoản nợ hàng chục tỷ đồng ở 3 ngân hàng 17 năm vẫn chưa được xử lý dứt điểm
- Xử lý nợ xấu: Cần sự tham gia tích cực của các ngành