Sốc nhiệt và những dấu hiệu sống còn bạn không nên chủ quan trong mùa nắng nóng
Theo số liệu từ TT. Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC (Mỹ), mỗi năm có hơn 600 người tử vong do các biến chứng liên quan đến nhiệt độ cao tại Mỹ, kiệt sức vì nóng và say nắng.
- 16-06-2019Khám sức khỏe liên tục vẫn không phát hiện ung thư: Bác sĩ lý giải nguyên nhân
- 16-06-2019Đáng sợ kiểu ăn khiến não bị co lại mà nhiều người mắc phải
- 16-06-2019Hỗn hợp từ cần tây, hành và chanh giúp trị cao huyết áp, đánh bay rối loạn tiền đình: Chuyên gia nói gì?
Sốc nhiệt dễ xảy ra, bạn cần nhớ điều gì để an toàn hơn?
Cảm nắng, say nắng, say nóng, sốc nhiệt , kiệt sức do nhiệt đều là những cụm từ để chỉ tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh, tổn thương chức năng các cơ quan trong cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sốc nhiệt nhưng phổ biến là do thời tiết quá nóng vào mùa hè.
Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC (Mỹ), mỗi năm có hơn 600 người tử vong do các biến chứng liên quan đến nhiệt độ cao mỗi năm tại nước này, bao gồm kiệt sức vì nóng và say nắng.
Khái niệm sốc nhiệt và kiệt sức vì nắng nóng gần tương tự, đều là những vấn đề sức khỏe liên quan trực tiếp tới nắng nóng, cả sốc nhiệt và kiệt sức do nhiệt đều có thể dẫn tới sự nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao, đặc biệt khi kết hợp với độ ẩm cao và hoạt động thể chất căng thẳng, dẫn tới mất nước, cơ thể thiếu chất lỏng.
Kiệt sức do nhiệt có các triệu chứng như: Đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi, chóng mặt, thở nhanh, mạch nhanh nhưng yếu. Nếu không điều trị kịp thời, kiệt sức do nhiệt có thể tiến triển đến sốc nhiệt.
Đây là một căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng rất nhanh và trở nên nóng quá sức chịu đựng, gây ra một loạt triệu chứng khó chịu hơn, biến chứng nghiêm trọng và có thể gây tử vong.
Cảm nắng, kiệt sức do nhiệt có thể tiến triển đến sốc nhiệt và gây nguy hiểm tới tính mạng (Ảnh minh họa).
Tiến sĩ, bác sĩ, đồng thời là Giám đốc Viện Khoa học Thể thao - Trung tâm California (Mỹ), ông Luke Pryor cho hay: Sốc nhiệt được chia thành 2 loại: Cảm nắng và đột quỵ nhiệt
- Cảm nắng thường xuất hiện dần dần và ảnh hưởng đến những trẻ nhỏ và người già – những đối tượng gặp khó khăn hơn trong việc duy trì nhiệt độ cơ thể.
- Đột quỵ nhiệt xảy ra đột ngột và thường gặp ở người hoạt động cường độ cao, nhất là trong những ngày đặc biệt nóng. Nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 40 độ C.
Có 8 triệu chứng điển hình của sốc nhiệt bạn tuyệt đối không nên chủ quan như sau:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Theo CDC khi nhiệt độ cơ thể từ 39-40 độ trở lên thì cần lưu ý có thể bạn đang bị say nắng, sốc nhiệt và cần giảm thân nhiệt ngay.
- Cơ bắp bị "chuột rút": Chuột rút do nhiệt khi tập thể dục là dấu hiệu sớm đầu tiên của sốc nhiệt. Bạn có thể bị đau co thắt, đặc biệt là ở chân, tay hoặc bụng khi đổ mồ hôi ở nhiệt độ cao.
- Không có mồ hôi hoặc đổ mồ hôi quá nhiều: Đổ mồ hôi đầm đìa hoặc ít mồ hôi cũng là dấu hiệu bộ máy làm mát của cơ thể gặp trục trặc khi phải làm việc dưới nhiệt độ quá cao.
- Lơ mơ, đi lại khó khăn: Nhiệt độ cao khiến cho hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, dẫn tới trạng thái mơ hồ, lơ đễnh, không tập trung.
- Nhức đầu: Triệu chứng này thường là do mất nước, hoặc do nhiệt tác động lên hệ thần kinh trung ương làm cho người bệnh đau nhức đầu.
- Chóng mặt, buồn nôn, nôn: Khi đổ mồ hôi, cơ thể bạn sẽ ngày càng mất nước. Nhiệt sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và có thể dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn hoặc nôn.
- Da tấy đỏ: Máu sẽ đổ dồn về dưới da để làm mát cơ thể nên da sẽ đỏ ửng lên. Bạn cũng có thể thấy da khô hơn, khó chịu bất thường ở da khi bị say nóng.
- Tăng nhịp tim, khó thở: Tim phải bơm mạnh hơn và nhanh hơn để đảm bảo hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể hoạt động, dẫn đến khó thở hoặc thở nhanh.
Khi thời tiết nắng nóng cao điểm, việc uống đủ nước rất quan trọng giúp tránh nguy cơ bị say nóng (Ảnh minh họa).
Việc bạn cần làm khi bị sốc nhiệt:
Bác sĩ Pryor nhấn mạnh việc đầu tiền cần làm là hạ thân nhiệt trước khi có người tới giúp đỡ.
Khi gặp người bị cảm nắng, hãy di chuyển người bệnh ra khỏi ánh nắng tới nơi râm mát hơn, hoặc đưa vào phòng mát.
Chuẩn bị chậu nước đá và ngâm mình trong vòng 15-20 phút. Cho uống bổ sung nước.
Bác sĩ cũng lưu ý khi thời tiết nắng nóng cao điểm, việc uống đủ nước rất quan trọng giúp tránh nguy cơ bị say nóng.
Nam giới nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày, phụ nữ nên uống 1,6-2,2 lít mỗi ngày.
Hạn chế tập luyện khi trời quá nóng, làm việc dưới ánh nắng. Nếu làm việc, hãy làm từ từ, tăng cường độ dần dần để cơ thể thích nghi với cái nóng.
*Theo Prevention
Trí thức trẻ