Sống thấp thỏm ở chung cư vì sợ ban công tầng trên đổ sập lên người
Cả gia đình nơm nớp sống trong lo lắng vì sợ ban công tầng trên đổ sập lên người.
- 14-05-2023Ba điểm mấu chốt trong đời nếu mất đi chẳng khác nào tự đào hố chôn mình
- 13-05-2023Người mẹ nghỉ hưu thỏa sức đi du lịch, câu nói của con trai gây cắn rứt lương tâm
- 13-05-2023Tự tin để mặt mộc quay hình, cô giáo hot girl đình đám khiến nhiều người ngã ngửa: 'Tắt chế độ làm đẹp, mỹ nhân cũng chẳng còn'
Theo đó, sự việc diễn ra tại Trung Quốc mới đây đã thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng nước này. Được biết, một hộ gia đình sống tại chung cư đã phải lên tiếng cầu cứu vì sợ ban công tầng trên đổ sập xuống người. Nguyên nhân là vì căn hộ tầng trên mới có người chuyển tới ở, người mới tới này muốn tận dụng tối đa không gian nên đã tự ý cải tạo khu ban công thành một căn bếp. Việc cơi nới, lắp đặt thêm các thiết bị khiến cho gia đình sống ở tầng dưới cảm thấy vô cùng lo lắng.
Gia đình tầng trên cơi nới ban công thành nhà bếp khiến tầng dưới sống trong lo lắng vì sợ ban công tầng trên đổ sập lên người (Ảnh: Sohu)
Chủ nhà tầng dưới cho biết, căn hộ nơi bọn họ đang sinh sống có ban công dạng lồi. Dạng ban công này trái ngược hoàn toàn với với ban công dạng lõm, thường nằm trong kết cấu chính của căn nhà. Kiểu ban công dạng lồi này thường nằm ngoài kết cấu chịu lực của ngôi nhà. Chính vì vậy, những ban công dạng lồi thường có nhược điểm là khả năng chịu tải hạn chế. Do đó, không được tự ý thiết kế, cải tạo hay thi công lại nếu không sẽ có nguy cơ đổ sập gây tổn thất đặc biệt nghiêm trọng.
Đây chính là nguyên nhân chính khiến hộ gia đình ở tầng dưới sống trong thấp thỏm không yên.
Ban công dạng lồi nằm ngoài kết cấu chịu lực của căn nhà nên khả năng chịu tải hạn chế (Ảnh: Sohu)
Bên cạnh đó, việc gia đình tầng trên tận dụng cả đường ống thoát nước của ban công để làm hệ thống thoát nước bồn rửa bát làm ảnh hưởng trực tiếp tới tầng dưới.
Việc thiết kế ban công thành nhà bếp ảnh hưởng tới hệ thống thoát nước tầng dưới (Ảnh: Sohu)
Vì không muốn làm to chuyện nên chủ nhà tầng dưới chỉ lên góp ý nhẹ nhàng, tuy nhiên gia đình tầng trên lại không cho rằng đây là việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí còn cho rằng mình chỉ lắp thêm 1 vài thứ "nhẹ nhàng" ở ban công nên không thể sập được. Sau cùng người này cũng chỉ xin lỗi qua loa và không thay đổi.
Sau nhiều lần thuyết phục, chủ nhà tầng dưới thấy cả hai không tìm được tiếng nói chung. Vì nghĩ tới an toàn của cả gia đình mình nên anh đã phải cầu cứu ban quản lý tòa nhà nhờ can thiệp và giải quyết. Sự việc sau đó đã được giải quyết ổn thỏa, phía tầng trên đã phải gỡ bỏ khu bếp cơi nới của mình. Hộ gia đình sống ở tầng dưới cũng gỡ được mối lo lắng trong lòng.
Qua sự việc này, nhắc nhở nhiều người cần tìm hiểu kỹ trước khi tự ý cải tạo lại khu vực ban công. Đồng thời trước khi thi công hay cải tạo cần trao đổi trực tiếp với ban quản lý toà nhà. Tránh tình trạng tiền mất tật mang, thậm chí còn ảnh hưởng tới tính mạng người khác giống như trường hợp một người thuê nhà ở Hắc Long Giang, Trung Quốc mới đây.
Được biết, người này đã tự ý phá dỡ bức tường chịu lực để mở rộng không gian xây phòng gym tập thể dục trên tầng 3. Hành động này hoàn toàn chưa có sự đồng ý của chủ toà nhà, tuy nhiên người này vẫn tự ý thuê máy xúc máy ủi tới để thi công.
Không ngờ hành động này lại dẫn tới hậu quả khiến kết cấu tòa nhà bị hư hỏng nghiêm trọng. Trên tường xuất hiện nhiều vết nứt lớn đe dọa có thể sập bất cứ lúc nào, điều này đe dọa tài sản lẫn tính mạng của các hộ gia đình sống tại đây.
Người thuê nhà vô tình đập tường chịu lực để mở phòng tập Gym, 200 gia đình phải sơ tán trong đêm vì căn hộ có dấu hiệu nứt vỡ (Ảnh: Sohu)
200 gia đình đã phải sơ tán ngay trong đêm vì căn hộ có dấu hiệu nứt vỡ. Trước mắt ước tính, khoản tiền đền bù mà người này phải đối mặt có thể lên tới 200 tỷ đồng. Đây quả là một khoản tiền đền bù không hề nhỏ và cũng là bài học đắt giá cảnh tỉnh nhiều người.
Thể thao & Văn hóa