MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Starbucks và các chuỗi fastfood sẽ tăng doanh thu chóng mặt nhờ smartphone

14-07-2016 - 10:42 AM | Doanh nghiệp

Di động đang trở thành một kênh thương mại đúng nghĩa.

Hàng triệu địa điểm bán lẻ tại Mỹ hiện đã chấp thuận thanh toán bằng điện thoại, đồng thời cố gắng phát triển doanh nghiệp của mình thông qua thương mại điện tử, có cung cấp thanh toán bằng smartphones qua các ứng dụng và web di động.

Hơn nữa, các nhà hàng phục vụ nhanh (quick-service restaurants) hay còn gọi là nhà hàng đồ ăn nhanh, đang ứng dụng đặt món trước qua di động để tăng doanh thu qua từng đơn đặt hàng, củng cố lòng trung thành của khách hàng, và nâng cao số lượng người vào cửa hàng. Khách hàng sẽ gọi món và thanh toán trên điện thoại của mình trước khi đến cửa hàng.

Các chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh đứng đầu tại Mỹ đang rất khẩn trương áp dụng các phương thức này.

Taco Bell tăng 30% giá trị trung bình mỗi đơn hàng trên điện thoại, so với gọi món truyền thống tại cửa hàng.

Dịch vụ đặt món và trả tiền qua di động của Starbucks hiện đã chiếm 10% tổng giao dịch tại các cửa hàng lớn nhất, góp phần trực tiếp đến sự phát triển của công ty.


(Dự báo về tăng trưởng trong 5 năm theo doanh thu từ phương thức gọi món qua di động)

(Dự báo về tăng trưởng trong 5 năm theo doanh thu từ phương thức gọi món qua di động)

Đặt hàng trước qua di động vẫn đang trong thời kỳ sơ khai, nhưng sẽ là một ngành công nghiệp trị giá 38 tỷ USD vào năm 2020, chiếm đến 10,7% tổng doanh thu của các cửa hàng fastfood.

Con số này sẽ đạt được khi tất cả các cửa hàng đồ ăn nhanh tại Mỹ áp dụng đặt hàng trước qua điện thoại, sự phát triển mạnh của thương mại di động. Cùng với đó sẽ là tăng trưởng song song của những chương trình khách hàng thân thiết, giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, và những nút bấm mua hàng mới.

Trong báo cáo của Business Insider về những nơi đã áp dụng phương pháp này có phân tích về định nghĩa cũng như những điểm mạnh góp phần vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh:

- Những ứng dụng đặt món trước trên di động - nền tảng cho phép khách hàng gọi món có trên thực đơn của nhà hàng từ xa, sau đó đến nhà hàng dùng luôn hoặc mang về - đang là một trong những phương thức mới được áp dụng tại các nhà hàng fastfood. Doanh thu trên nền tảng này được kỳ vọng lên đến 38 tỷ USD vào năm 2020.

- Những ứng dụng này sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ lên ngành công nghiệp fastfood. Chúng khiến khách hàng trung thành hơn, nâng cao tần suất mua, tăng mạnh giá trị trung bình của mỗi đơn hàng do quy trình mua dễ dàng cũng như thanh toán đơn giản (bạn không phải xếp hàng để gọi đồ và thanh toán bằng tiền mặt).

- Điều này có nghĩa là gọi món qua điện thoại không đơn giản chỉ là một giải pháp thay thế cho gọi đồ tại cửa hàng, mà là một phương thức nâng cao giá trị của khách hàng của các cửa hàng phục vụ nhanh. Từ đó sẽ là yếu tố góp phần chủ chốt cho sự phát triển của ngành công nghiệp fastfood trong tương lai.

Theo Nhật Anh

Trí thức trẻ/CafeBiz

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên