MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sự khác biệt giữa prebiotics và probiotics - 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với đường ruột, bổ sung đúng cách thì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng tăng cường

05-01-2021 - 18:19 PM | Sống

Sự khác biệt giữa prebiotics và probiotics - 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với đường ruột, bổ sung đúng cách thì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng tăng cường

Mặc dù probiotics và prebiotics chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống tiêu hóa vô cùng phức tạp của chúng ta, nhưng chúng rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Hệ tiêu hóa có tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh, tuổi thọ mới lâu dài.

Hàng nghìn tỷ các loại vi khuẩn nhỏ, virus, nấm và men có ở mọi nơi trong cơ thể chúng ta và tạo nên một hệ sinh thái thu nhỏ, được gọi là hệ vi sinh vật. Chỉ tính riêng trong hệ thống đường tiêu hóa đã có khoảng 1.000 loài vi khuẩn, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt, prebiotics và probiotics đều quan trọng đối với sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột và giúp tiêu hóa một số chất dinh dưỡng, bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng. Vì vậy, dưới đây là những điều bạn cần biết về prebiotics và probiotics để có một sức khỏe tốt hơn.

Prebiotis – chất tiền trợ sinh của lợi khuẩn


Sự khác biệt giữa prebiotics và probiotics - 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với đường ruột, bổ sung đúng cách thì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng tăng cường - Ảnh 1.

Prebiotics là chất xơ thực vật chuyên biệt mà cơ thể con người không thể tiêu hóa. Tuy nhiên, prebiotics lại là loại thức ăn cho vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn. Những chất xơ prebiotics này hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của vi khuẩn đường ruột và thường có trong các loại thực phẩm như rau sống, đậu, chuối... Chính vì vậy, prebiotics mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể chúng ta, cụ thể như:

Tăng khả năng tiêu thụ thức ăn: Một đánh giá năm 2013 cho thấy prebiotics có khả năng giữ nước và làm giảm thời gian tiêu hóa trong đường tiêu hóa. Nó làm thực phẩm lên men nhanh hơn nên thời gian nằm lại trong hệ thống tiêu hóa ít hơn, giúp nhu động ruột đều đặn hơn.

Kiểm soát lượng đường trong máu: Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra chất xơ từ prebiotics có thể làm giảm tỷ lệ hấp thụ glucose của bạn. Nó giúp thay đổi tốc độ thực phẩm chuyển hóa thành đường, hạn chế việc chỉ số đường huyết tăng đột biến. Điều này làm ngăn chặn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu, ngăn ngừa tăng cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài việc nuôi dưỡng các lợi khuẩn có trong đường ruột của bạn, prebiotic còn có thể: Giúp cơ thể hấp thu canxi, giữ cho các tế bào đường ruột khỏe mạnh...

Qua đó, mọi người nên ăn từ 25-38 gam chất xơ từ prebiotics mỗi ngày. Thực phẩm giàu chất xơ prebiotic có thể được kể đến là lúa mạch, bánh mì nguyên cám, rau sống, trái cây... Bên cạnh đó, Giáo sư y học lâm sàng của trường đại học Iowa Carver - Terry Wahls cho biết: “Nhu cầu prebiotic của mọi người sẽ có những điểm khác nhau, tùy thuộc vào vi sinh vật sống trong ruột của bạn. Ví dụ, nếu bạn bị táo bón, bạn sẽ có nhu cầu chất xơ cao hơn so với bình thường. Hoặc bạn nên có chế độ ăn ít chất xơ hoặc chế độ ăn ít prebiotics nếu bị bệnh viêm loét đại tràng, hoặc vừa mới phẫu thuật ruột”.

Probiotics - Lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa


Sự khác biệt giữa prebiotics và probiotics - 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với đường ruột, bổ sung đúng cách thì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng tăng cường - Ảnh 2.

Probiotics chứa các chủng vi khuẩn và nấm men có lợi cho đường ruột. Điều này giúp đường ruột của bạn duy trì được sự cân bằng cũng như tăng cường số lượng vi khuẩn tốt trong cơ thể và chống lại vi khuẩn xấu. Có nhiều loại probiotics và mỗi loại có lợi cho cơ thể theo những cách khác nhau. Các loại phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy là lactobacillus và bifidobacterium, cả hai đều phân hủy thức ăn và chống lại vi khuẩn có hại. Qua đó, probiotics sẽ giúp bạn:

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Probiotics có thể có lợi cho những người có vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích và loét. Một đánh giá năm 2014 về men vi sinh và bệnh viêm đường ruột (IBD), cho thấy probiotics có thể hỗ trợ làm thuyên giảm viêm loét đại tràng và viêm túi.

Cải thiện sức khỏe tinh thần: Có nghiên cứu phát hiện ra đường tiêu hóa và hệ thống thần kinh trung ương có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, trong một đánh giá năm 2016 cho thấy bổ sung probiotics trong 4 tuần có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng lo lắng và trầm cảm.

Các thực phẩm chứa probiotics bổ dưỡng mà bạn nên thường xuyên sử dụng như: sữa chua, kim chi... 

Theo Tiến sĩ, bác sĩ tiêu hóa nhi khoa, gan mật và dinh dưỡng tại Phòng khám Cleveland - Gail Cresci nói: “Mặc dù một số người có thể thích thực phẩm chức năng, nhưng tốt hơn hết là bạn nên tiêu thụ probiotics thông qua thực phẩm một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp bạn có được nguồn cung cấp probiotics tốt nhất. Ngoài ra, số lượng probiotics nên tiêu thụ hàng ngày của bạn cũng rất khác nhau, vì vậy hãy xem xét những thay đổi về tình trạng đường ruột và nhu cầu của cơ thể để cung cấp probiotics với số lượng cần thiết”. 

Tuy nhiên, cũng có một số loại bệnh không nên sử dụng probiotics quá nhiều như các bệnh suy giảm miễn dịch như AIDS hoặc bệnh bạch cầu.

Những gì chúng ta ăn vô cùng quan trọng, cho cả cơ thể và hệ vi sinh vật. Prebiotics và probiotics đều quan trọng để giúp đường ruột luôn cân bằng và khỏe mạnh. Giáo sư Terry Wahls nói: “Nếu muốn trở thành những người quản lý tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột, hãy ăn đủ rau, thực phẩm lên men,... có chứa prebiotics và probiotics. Điều này sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho cơ thể của bạn”.

Theo Insider

Phương Thu

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên