Sự thật dưới “giếng địa ngục” sâu 116 mét nổi tiếng thế giới với loạt lời nguyền bí ẩn: Đi xuống đáy giếng, các chuyên gia đều phải kinh ngạc
Giếng địa ngục với nhiều lời đồn thổi đáng sợ trong hàng trăm năm đã được giải mã.
- 08-04-2024Giếng cổ sâu 17m đột nhiên bốc cháy, chuyên gia mất 3 ngày mới dập tắt được: Kho báu gồm 36.000 vật "xâu thành chuỗi" được đào lên
- 21-02-2024Hàng nghìn người đến một ngôi đền dịp đầu năm, múc nước giếng để uống và rửa tay: Sự thật đằng sau là gì?
- 15-12-2023Máy xúc đào trúng giếng cổ, phát hiện hơn 200.000 vật thể "xâu thành chuỗi": Lập tức phong tỏa hiện trường
Ở rìa phía đông của Yemen, cách xa bất kỳ thành phố hay con đường đông đúc nào, có một "hố đen" trên sa mạc. Trông giống như một con mắt khổng lồ, đây là một chiếc giếng sâu thẳm như không có đáy, được gọi là Giếng Barhout hay "Giếng địa ngục".
Trong nhiều thế kỷ, những truyền thuyết đen tối đã xoay quanh Giếng Barhout. Người ta nói rằng việc ghé thăm hoặc thậm chí nói về nó có thể mang lại điều không may mắn. Người dân địa phương từ xa xưa đã luôn sợ hãi giếng địa ngục với rất nhiều tin đồn gây tò mò.
Nhà địa chất và thợ thám hiểm Mohammad Al-Kindi chính là người đầu tiên đi xuống giếng Barhout. Ông cho biết: "Mọi người nói đến nhiều những truyền thuyết và lời đồn xung quanh nó. Họ cũng đề cập đến động vật hoang dã và việc không khí ở đó rất tệ. Bạn sẽ không thể thở được khi xuống dưới".
Nhưng bất chấp tất cả những lời cảnh báo đó, Al-Kindi vẫn thực hiện chuyến phiêu lưu được mong chờ. Bí mật của giếng địa ngục chỉ được khám phá sau hàng trăm năm kể từ khi người ta phát hiện ra nó.
Al-Kindi và 6 thành viên khác của Đội thám hiểm hang động Oman (OCET) đã thực hiện chuyến khám phá đáy giếng Barhout trong sự quan sát của toàn thế giới. Từ trước đến nay, chưa có ai đi xuống giếng địa ngục và có thể trở lại.
Bên cạnh mối nguy về động vật hoang dã và thiếu oxy, các nhà khoa học còn phải đối mặt với một mối lo còn đáng sợ hơn là bom mìn chưa nổ. Kể từ năm 2014, Yemen đã xảy ra một cuộc nội chiến đẫm máu và các phi công đôi khi thả bom vào hang động vì cho rằng mọi người có thể tìm nơi trú ẩn bên trong.
Tổng cộng, nhóm đã dành khoảng 4 đến 5 giờ để khám phá đáy giếng. Al-Kindi cho biết có "vô số trầm tích hang động tuyệt đẹp", bao gồm măng đá, nhũ đá và thậm chí cả ngọc trai hang động lấp lánh bên dưới thác nước ngầm.
Nhà thám hiểm cho biết: "Nó có cả hệ sinh thái riêng với cóc, rắn, bọ cánh cứng, chim và thằn lằn. Đối với tôi, toàn bộ trải nghiệm này rất ngoạn mục".
Trong khi miệng hố ở đỉnh giếng có chiều ngang khoảng 30 mét thì phần đáy hang rộng tới 112 mét. Al-Kindi cho biết hang động sâu 116 mét xuyên qua hai lớp đá. Lớp trên cùng dày khoảng 61 mét, xốp và dễ thấm cho phép nước lọc xuống lớp thứ hai ít thấm hơn. Tại đó nước chảy vào hang, tạo ra 4 thác nước cao 46 mét.
Al-Kindi ước tính chiếc giếng này có thể đã vài triệu năm tuổi. Chắc chắn, sứ mệnh OCET tới đáy Giếng Barhout sẽ không xóa bỏ niềm tin hàng thiên niên kỷ về về những bí ẩn xung quanh nó, nhưng sẽ khiến cái tên "giếng địa ngục" bớt đáng sợ hơn.
Al-Kindi kể khi nhóm thực hiện cuộc thám hiểm, một đám đông khoảng 80 người dân địa phương đã tụ tập để xem những người khám phá hang động. Lúc đầu, họ đưa ra đầy những lời cảnh báo, nhưng khi Al-Kindi trèo lên mà không hề hấn gì, họ tụ tập xung quanh và hỏi anh đã nhìn thấy gì. Al-Kindi trả lời các câu hỏi, cho họ xem ảnh và thậm chí đưa cho họ mẫu nước trong giếng. Khi tin tức về chuyến thám hiểm lan rộng, Al-Kindi nói, những phát hiện này đã khiến mọi người yên tâm hơn: "Tôi nghĩ những gì chúng tôi đã làm ở đây là cần thiết, bởi vì chúng tôi đã thay đổi suy nghĩ của mọi người".